Ứng dụng tích phân trong hình học (thể tích vật thể)
Dạng 1: Tính thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng (H) giới hạn bởi đồ thị hàm số y=f(x), trục Ox và hai đường thẳng x=a,x=b(a<b) quanh trục Ox
Công thức tính:
V=πb∫af2(x)dx
Dạng 2: Tính thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng (H) giới hạn bởi đồ thị hàm số x=f(y), trục Oy và hai đường thẳng y=a,y=b(a<b) quanh trục Oy.
Công thức tính:
V=πb∫af2(y)dy
Dạng 3: Tính thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng (H) giới hạn bởi các đồ thị hàm số y=f(x),y=g(x) liên tục trên [a;b],0≤f(x)≤g(x),∀x∈[a;b] quay quanh trục Ox
Công thức tính:
V=πb∫a[g2(x)−f2(x)]dx
Dạng 4: Tính thể tích của vật thể giới hạn bởi các mặt phẳng x=a,x=b biết diện tích thiết diện cắt bởi mặt phẳng vuông góc trục Ox là S=S(x).
Công thức tính:
V=b∫aS(x)dx

Khi miền D giới hạn bởi nhiều đồ thị hàm số thì ta nên vẽ hình, sau đó từ hình vẽ suy ra cách tính.
Ví dụ: Cho đường cong y=−x2+1 và đường thẳng y=0. Tính thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay hình phẳng giới hạn bởi hai đường trên quanh Ox.
Ta có: −x2+1=0⇔[x=−1x=1

Thể tích: V=π1∫−1(−x2+1)2dx=π1∫−1(x4−2x2+1)dx
=π(x55−2x33+x)|1−1=16π15.