Ôn tập chương 4
1. Khái niệm số phức
+) Tập hợp số phức: C
+) Số phức (dạng đại số) : z=a+bi (a,b∈R,a là phần thực, b là phần ảo, i là đơn vị ảo, i2=−1)
+) z là số thực ⇔ phần ảo của z bằng 0(b=0)
+) z là thuần ảo ⇔ phần thực của z bằng 0(a=0)
Số 0 vừa là số thực vừa là số ảo.
+) Hai số phức bằng nhau: a+bi=a′+b′i⇔{a=a′b=b′,(a,b,a′,b′∈R)
Chú ý: i4k=1;i4k+1=i;i4k+2=−1;i4k+3=−i
2. Biểu diễn hình học
Số phức z=a+bi(a,b∈R) được biểu diễn bởi điểm M(a;b) hay bởi →u=(a;b) trong mp(Oxy) (mp phức)

3. Cộng và trừ số phức
+) (a+bi)+(a′+b′i)=(a+a′)+(b+b′)i
+) (a+bi)−(a′+b′i)=(a−a′)+(b−b′)i
+) Số đối của z=a+bi là −z=−a−bi
+) →u biểu diễn z,→u′ biểu diễn z′ thì →u+→u′ biểu diễn z+z′ và →u−→u′ biểu diễn z−z′
4. Nhân hai số phức
+) (a+bi)(a′+b′i)=(aa′−bb′)+(ab′+ba′)i
+) k(a+bi)=ka+kbi(k∈R)
5. Số phức liên hợp
Số phức liên hợp của số phức z=a+bi là ˉz=a−bi
+) ¯¯z=z;¯z±z′=¯z±¯z′; ¯z.z′=¯z.¯z′;¯(z1z2)=ˉz1ˉz2;z.ˉz=a2+b2
+) z là số thực ⇔z=¯z; z là số ảo ⇔z=−¯z
6. Môđun của số phức
Cho z=a+bi
+) |z|=√a2+b2=√zˉz=|→OM|
+) |z|≥0,∀z∈C,|z|=0⇔z=0
+) |z.z′|=|z|.|z′|
+) |zz′|=|z||z′|
+) ||z|−|z′||≤|z±z′|≤|z|+|z′|
7. Chia hai số phức
+) Chia hai số phức: a+bia′+b′i=aa′−bb′a′2+b′2+ab′+a′ba′2+b′2i
+) z−1=1|z|2ˉz,(z≠0)
+) z′z=z′z−1=z′.ˉz|z|2=z′.ˉzz.ˉz
+) z′z=w⇔z′=wz
8. Căn bậc hai của số phức
+) z=x+yi là căn bậc hai của số phức w=a+bi ⇔z2=w ⇔{x2−y2=a2xy=b
+) w=0 có đúng 1 căn bậc hai là z=0
+) w≠0 có đúng hai căn bậc hai đối nhau
+) Hai căn bậc hai của số thực a>0 là ±√a
+) Hai căn bậc hai của số thực a<0 là ±√−a.i
9. Phương trình bậc hai với hệ số phức
Cho phương trình Az2+Bz+C=0(∗)(A,B,C là các số phức cho trước, A≠0)
Δ=B2−4AC
+) Δ≠0: (∗) có hai nghiệm phân biệt z1,2=−B±δ2A, (δ là 1 căn bậc hai của Δ)
+) Δ=0: (∗) có 1 nghiệm kép: z1=z2=−B2A
Chú ý: Nếu z0∈C là một nghiệm của (∗) thì ¯z0 cũng là một nghiệm của (∗)
10. Dạng lượng giác của số phức (dành cho chương trình nâng cao)
a) Acgumen của số phức z≠0
Cho số phức z≠0. Gọi M là điểm biểu diễn số z. Số đo (radian) của mỗi góc lượng giác tia đầu Ox, tia cuối OM được gọi là một acgumen của z. Nếu φ là một acgumen của z thì mọi acgumen của z có dạng φ+k2π(k∈Z)
b) Dạng lượng giác của số phức
Dạng z=r(cosφ+isinφ)(r>0) là dạng lượng giác của z=a+bi(a,b∈R)(z≠0)
⇔{r=√a2+b2cosφ=arsinφ=br (φ là acgumen của z,φ=(Ox,OM))

c) Nhân, chia số phức dưới dạng lượng giác
Nếu z=r(cosφ+isinφ),z′=r′(cosφ′+isinφ′) thì:
z.z′=rr′[cos(φ+φ′)+isin(φ+φ′)]
zz′=rr′[cos(φ−φ′)+isin(φ−φ′)].
d) Công thức Moa-vrơ
Với n là số nguyên, n≥1 thì: [r(cosφ+isinφ)]n=rn(cosnφ+isinnφ)
Khi r=1, ta được : (cosφ+isinφ)n=(cosnφ+isinnφ)
e) Căn bậc hai của số phức dưới dạng lượng giác
Các căn bậc hai của số phức z=r(cosφ+isinφ)(r>0) là : √r(cosφ2+isinφ2) và −√r(cosφ2+isinφ2)=√r[cos(φ2+π)+isin(φ2+π)]