Ôn tập chương 3
1. Nguyên hàm
a) Khái niệm
Nếu F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên K thì họ nguyên hàm của f(x) trên K là: ∫f(x)dx=F(x)+C,C∈R.
b) Tính chất
+)∫f′(x)dx=f(x)+C
+)∫[f(x)±g(x)]dx=∫f(x)dx±∫g(x)dx
+)∫kf(x)dx=k∫f(x)dx,(k≠0)
c) Nguyên hàm của một số hàm số thường gặp
d) Các phương pháp tìm nguyên hàm
- Sử dụng bảng nguyên hàm cơ bản
- Sử dụng phương pháp đổi biến số và từng phần để tìm nguyên hàm.
2. Tích phân
a) Định nghĩa
Cho hàm số f(x) liên tục trên khoảng I và a,b là hai số bất kì thuộc I. Nếu F(x) là một nguyên hàm của f(x) thì hiệu số F(b)−F(a) được gọi là tích phân của f(x) từ a đến b và kí hiệu là b∫af(x)dx.
Ta có công thức Newton – Leibnitz:
b∫af(x)dx=F(x)|ba=F(b)−F(a)
b) Tính chất
+) a∫af(x)dx=0
+) b∫af(x)dx=−a∫bf(x)dx
+) c∫af(x)dx=b∫af(x)dx+c∫bf(x)dx
+) b∫akf(x)dx=kb∫af(x)dx,k∈R
+)b∫a[f(x)±g(x)]dx=b∫af(x)dx±b∫ag(x)dx
c) Phương pháp tính tích phân
Sử dụng công thức Newton – Leibnitz kết hợp với bảng nguyên hàm cơ bản ở trên và các phương pháp đổi biến số, từng phần để tính tích phân.
Ngoài ra còn có phương pháp sử dụng máy tính Casio sẽ được giới thiệu ở phần sau.
3. Ứng dụng của tích phân
a) Tính diện tích hình phẳng
+) Diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số y=f(x) (f(x) liên tục trên đoạn [a;b]), trục Ox và hai đường thẳng x=a và x=b được cho bởi công thức: S=b∫a|f(x)|dx
+) Diện tích hình phẳng giới hạn bởi hai đường thẳng x=a,x=b và đồ thị của hai hàm số y=f1(x) và y=f2(x) (f1(x) và f2(x) liên tục trên đoạn [a;b]) được cho bởi công thức S=b∫a|f1(x)−f2(x)|dx
b) Diện tích hình tròn và hình elip
+) Hình tròn bán kính R có diện tích S=πR2
+) Hình elíp (E):x2a2+y2b2=1 có diện tích S=πab
c) Tính thể tích vật thể, khối tròn xoay
+) Thể tích vật thể T có thiết diện S(x) được cho bởi công thức: V=b∫aS(x)dx
+) Cho hàm số y=f(x) liên tục và không âm trên đoạn [a;b]. Thể tích của vật thể tròn xoay sinh bởi miền (D) giới hạn bởi y=f(x),x=a,x=b,y=0 quay quanh trục Ox được cho bởi công thức: V=πb∫ay2dx=πb∫af2(x)dx
+) Cho hàm số x=f(y) liên tục và không âm trên đoạn [a;b]. Tính thể tích vật thể tròn xoay sinh bởi miền (D) giới hạn bởi x=f(y),y=a,y=b,x=0 quay quanh trục Oy được cho bởi công thức: V=πb∫ax2dy=πb∫af2(y)dy
d) Thể tích khối nón và khối chóp, khối nón cụt và khối cầu
+) Thể tích khối nón (khối chóp) có diện tích đáy bằng B và chiều cao h được cho bởi V=13Bh.
+) Thể tích khối nón cụt (khối chóp cụt) có diện tích hai đáy là B1, B2 và chiều cao h được cho bởi:
V=13(B1+B2+√B1B2)h
+) Thể tích của khối cầu có bán kính R được cho bởi: V=43πR3