Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh (2 mẫu)

Hướng dẫn soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh ngắn gọn giúp bạn nắm vững các kiến thức quan trọng đã học và trả lời câu hỏi soạn văn Phong cách Hồ Chí Minh trang 8 SGK Ngữ văn 9 tập 1
(410) 1368 04/08/2022

Muốn soạn văn 9 Phong cách Hồ Chí Minh tốt thì bạn đừng bỏ qua nội dung của bài viết này.

Không chỉ giúp bạn trả lời tốt các câu hỏi sách giáo khoa, bạn còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.

Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh

Cùng tham khảo....

Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản và Luyện tập trang 8 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1.

Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 trang 8 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?

Trả lời

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân, Bác Hồ đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá Đông, Tây, hiểu biết sâu rộng nền văn hoá của các nước trên thế giới.

- Bác Hồ tiếp thu vốn tri thức sâu rộng ấy nhờ vào:

+ Vốn ngôn ngữ giao tiếp: nói và viết thạo nhiều ngoại ngữ: Pháp, Anh, Hoa, Nga.

+ Qua lao động để học hỏi: Người đã làm nhiều nghề.

+ Học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khả uyên thâm.

- Người tiếp thu tinh hoa các nền văn hoá có chọn lọc.

+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay.

+ Đồng thời phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.

- Trên nền tảng văn hoá dân tộc và tiếp thu văn hoá thế giới để trở thành một nhân cách rất Việt Nam.

Câu 2 trang 8 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?

Trả lời

- Nơi ở và làm việc mộc mạc, đơn sơ: "chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao", chiếc nhà sàn "chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ".

- Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.

- Ăn uống rất đạm bạc cá kho, rau luộc, dua ghém, cà muối, cháo hoa...

Gợi ta nhớ đến các hiền triết xưa: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi

=> Chỉ bấy nhiêu điều rất nhỏ nhặt vậy thôi nhưng chúng ta đều cảm nhận được phong cách giản dị của Hồ Chí Minh, một vị lãnh tụ của đất nước nhưng thật mộc mạc, gần gũi.

Câu 3 trang 8 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?

Trả lời

Khi soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh, có thể nói nếp sống giản dị mà thanh cao vì ta thấy Bác không quan tâm đến sự hưởng thụ cá nhân như miếng ăn, cái mặc hay chỗ ở: “Và chủ nhân chiếc nhà sản này cũng trang phục hết sức giản dị với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc  áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn" mà Bác chỉ quan. trọng nghĩ đến những tư tưởng hi sinh cho quốc gia dân tộc và lí tưởng của mình.

Câu 4 trang 8 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong Phong cách Hồ Chí Minh.

Trả lời

Bài văn này cho em một tấm gương sáng về kiến thức và nhân cách của một nhân vật vĩ đại, nếu học sinh chúng em noi gương Bác, phấn đấu mở rộng kiến thức tìm một hướng đi phù hợp để xây dựng đất nước, không ham chơi sa đà vào những thú vui tầm thường thì đất nước Việt chúng ta mới có cơ hội sánh vai với các cường quốc năm Châu. Cũng như giá trị cốt lõi và cao đẹp nhất phong cách Hồ Chí Minh đó là tình yêu thương con người.

Ghi nhớ: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.

Luyện tập

Yêu cầu: Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà thanh cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Gợi ý

Một số câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh :

  • Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, những câu chuyện khi Bác ở Pác Bó.
  • Việc chi tiêu của Bác Hồ :

Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách đã vá đi, vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới. Bác nói:

- Cái gì còn dùng được nên dùng. Bỏ đi không nên...

Khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng, Bác xoay chỗ rách vào bên trong rồi cười xí xóa:

- Đấy, có trông thấy rách nữa đâu...

Có quả chuối hơi nẫu, anh cán bộ chê không ăn, Bác lấy dao gọt phần nẫu đi, bóc ăn ngon lành, rồi nói:

- Ở chiến khu có được quả chuối này cũng đã quý...

Câu chuyện tham khảo

Vào những năm 1940 - 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài ăn qua ngày. Có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng cá kia. Bác Hô về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống của người kham khổ đạm bạc, cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như những đồng bào quanh vùng. Thấy Bác đã có tuổi, vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô, sợ Người không đủ sức khỏe nên các đồng chí đã bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác. Biết vậy Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay lâu ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng mà Bác vẫn không nghe. Người hỏi các đồng chí :

- Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?

Các đồng chí thưa:

- Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.

Bác đáp lời:

- Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ phí. Một hạt bắp lúc này cũng quý.

Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh

Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh ngắn nhất

Nội dung khái quát các ý chính giúp bạn hoàn thành tốt phần soạn văn 9 tập 1 của mình:

Đọc hiểu văn bản

Bài 1 trang 8 SGK Ngữ văn 9 tập 1

- Vốn tri thức văn hóa sâu rộng của Hồ Chí Minh: tiếp xúc, am hiểu văn hóa các dân tộc thế giới, nói viết thành thạo nhiều ngôn ngữ (Pháp, Anh, Hoa, Nga ... )

- Lí do :

+ Tính ham học hỏi, đến đâu cũng học hỏi tìm hiểu.

+ Đặt chân đến nhiều nước phương Đông, phương Tây, làm nhiều nghề, có dịp tiếp xúc văn hóa nhiều nơi.

+ Tiếp thu một cách có chọn lọc, biết phê phán những cái tiêu cực.

Bài 2 trang 8 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:

- Nơi ở và làm việc : nhà sàn vẻn vẹn vài phòng, đơn sơ, mộc mạc

- Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ

- Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

Bài 3 trang 8 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Có thể nói nếp sống giản dị mà thanh cao vì ta thấy Bác không quan tâm đến sự hưởng thụ cá nhân như miếng ăn, cái mặc hay chỗ ở: “Và chủ nhân chiếc nhà sản này cũng trang phục hết sức giản dị với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc  áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn" mà Bác chỉ quan. trọng nghĩ đến những tư tưởng hi sinh cho quốc gia dân tộc và lí tưởng của mình.

Bài 4 trang 8 SGK Ngữ văn 9 tập 1

- Con người Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa truyền thống văn hóa dân tộc với văn hóa tinh hoa nhân loại

- Cuộc đời của Người sống giản dị mà thanh tao không màng danh lợi chỉ mong sao đất nước được hòa bình, dân ta được ấm no

- Người là biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của con người: Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô, tư.

Luyện tập

Sau cách mạng, Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ. Buổi trưa, Bác ở lại cơ quan, và cùng xuống ăn cơm với cán bộ, nhân viên thức ăn cũng chẳng có gì mấy, khi "sang" thi có thêm đĩa cà pháo, dưa cà muối, cá khô, về sau bà con Nghệ An còn gửi Nhút thanh chương ra biếu.

Bác thường dặn phải ăn cho hết, đừng để thức ăn thừa trong bát đĩa. Anh em đùa, gọi như thế là "Ăn theo tác phong Hồ Chủ Tịch"

Trong bữa ăn, đôi lúc Bác hỏi chuyện công tác, nhưng thường la nói chuyện vui, có lần Bác hỏi:

- Các chú có biết cá gì không có xương không?

- Thưa Bác, đó là cá biển hay cá sông ạ?

Thấy anh em hỏi lại, Bác hơi mỉm cười "

- Không phải cá sông mà cũng không phải cá biển

Mọi người ngạc nhiên. Bác lại cười bảo:

- Các chú không biết à? đó là con cá ..........Gỗ

Anh em cùng cười vui vẻ. Và Bác tiếp tục kể " sự tích cá gỗ " của xứ Nghệ...

Kiến thức cơ bản

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Lê Anh Trà là nhà nghiên cứu văn học, nhà mĩ học Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu và tác phẩm công phu và giá trị. Hiện ông là giảng viên kì cựu ở các trường đại học Việt Nam.

- Sự nghiệp sáng tác:

  • Lê Anh Trà được biết đến là một nhà quân sự, sau đó chuyển sang viết báo. Ông từng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật
  • Ông là một tác giả chuyên nghiên cứu và viết về chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Tác phẩm đặc sắc nhất của ông là “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả”

2. Tác phẩm:

Bài văn nói về Phong cách Hồ Chí Minh. Phong cách này bắt nguồn từ kiến thức uyên thâm, cách sống rất bình dị, rất hiện đại và rất Việt Nam của Hồ Chí Minh; vì người đã tiếp thu và học hỏi bao kiến thức nhân loại từ Á sang Âu, từ Phi sang Mĩ.

- Hoàn cảnh sáng tác: “Phong cách Hồ Chí Minh” được rút trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” của Lê Anh Trà, in trong cuốn sách “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”do Viện Văn hóa xuất bản năm 1990

3. Thể loại: văn bản nhật dụng sử dụng yếu tố nghị luận.

4. Bố cục

Khi soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh, có thể chia văn bản thành 3 phần như sau:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “rất hiện đại”): Cơ sở và quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh

- Đoạn 2 (từ tiếp đến “hạ tắm ao”): Những biểu hiện cụ thể trong cuộc sống và làm việc của Bác Hồ

- Đoạn 3 (từ tiếp đến hết): Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh.

5. Giá trị nội dung: Phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp của sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

6. Giá trị nghệ thuật: Văn bản kết hợp giữa kể và bình luận một cách tự nhiên, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, đan xen thơ, dùng từ Hán Việt gợi sự gần gũi; sử dụng nghệ thuật đối lập để làm nổi bật ý: Vĩ nhân mà giản dụ, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà lại rất dân tộc, rất Việt Nam.

II. Đọc - hiểu văn bản

a. Con đường hình thành nên phong cách Hồ Chí Minh

  • Bác đã đặt chân đến nhiều nơi có điều kiện để tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, thành thạo nhiều thứ tiếng.
  • Ham học hỏi, dày công học tập, rèn luyện không ngừng.
  • Bác luôn tiếp thu các kiến thức và có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại.
  • Giữ gìn và biết kết hợp văn hóa truyền thống với vẻ đẹp văn hóa nhân loại.

⇒ Những nhân tố đó đã tạo nên ở Bác một phong cách văn hóa hiện đại và rất Việt Nam.

b. Vẻ đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh

  • Nơi làm việc đơn sơ: Chỉ vài phòng làm việc và tiếp khách, họp bộ chính trị và ngủ, nhà sàn vài ba phòng, ao cá,..
  • Trang phục giản dị: Ít ỏi chiếc va li con với vài ba bộ quần ao bà ba, dép lốp thô sơ,...
  • Ăn uống đạm bạc: Cá kho, rau luộc, dưa cà,...

→ Là một vị Chủ tịch nước nhưng Bác sống rất giản dị, thanh cao, không xa hoa lãng phí. Đây là lối sống có văn hóa, trở thành một quan điểm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.

c. Ý nghĩa Phong cách Hồ Chí Minh

  • Học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác là hòa nhập với khu vực nhưng phải giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc.
  • Phong cách của Người bộc lộ một quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống, cách di dưỡng tinh thần.
  • Đây chính là cách sống của người cộng sản lão thành.

III.Nghe bài giảng: Phong cách Hồ Chí Minh

Để hiểu hơn về tác phẩm này, các bạn có thể tham khảo thêm những bài văn phân tích văn bản Phong cách Hồ Chí Minh hay đã được HocOn247 tuyển chọn.

--------------

Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 9 bài Phong cách Hồ Chí Minh này sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.


TẢI VỀ

(410) 1368 04/08/2022