Bài 2 trang 131 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 131 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Đồng chí ngữ văn 9: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em...
(374) 1246 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 131 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Đồng chí ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ Đồng chí ("Đêm nay... trăng treo")

Trả lời bài 2 trang 131 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Để soạn bài Soạn bài Kiểm tra về chuyện trung đại tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 131 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”:

Ba câu thơ cuối là bức tranh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng về tình đồng chí:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”.

Đây là một khung cảnh có sự kết hợp hài hòa giữa chất hiện thực và chất lãng mạn. Hiện thực vì có thời gian là đêm khuya, không gian là rừng hoang sương muối và tình huống cụ thể là những người lính đang cầm súng đứng gác. Tất cả đều gợi lên sự khốc liệt, nghiệt ngã của chiến tranh bởi có thể chỉ chốc lát nữa thôi, quân thù xuất hiện, súng sẽ nổ và biết đâu trong số họ có người sẽ ngã xuống. Chất lãng mạn đọng lại ở câu thơ cuối; “Đầu súng trăng treo”. Đó là sự hòa quyện tuyệt vời giữa chất thực và chất lãng mạn. Khẩu súng trong tay và ánh trăng trên trời cao - một bên là biểu tượng cho chiến tranh khốc liệt, một bên là biểu tượng cho sự yên ả, thanh bình. Qua hình ảnh thơ ấy, tác giả còn khẳng định ý nghĩa cao cả của cuộc chiến đấu mà những người lính đang tham gia: Họ cầm súng chính là để bảo vệ sự bình yên cho đất nước, bảo vệ vầng trăng hòa bình.

Tham khảo thêm: Cảm nhận về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí

Cách trình bày 2

Cảm nhận về đoạn thơ cuối bài thơ “Đồng chí” :

Đoạn cuối bài thơ mang một vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn. Hiện thực ở cảnh rừng hoang vu, ở người lính canh giữ chờ giặc, ở đầu súng nằm trong bàn tay cứng cỏi người bộ đội. Đồng thời những hình ảnh ấy cũng thật lãng mạn bởi tình đồng chí sưởi ấm không gian giá lạnh, khi mảnh trăng thơ thẩn đi chơi, níu giữ lại trên đầu ngọn súng. Một hình ảnh thật đẹp, thật thơ mộng, cây súng chiến tranh và mảnh trăng hòa bình, một tương lai tươi đẹp đang chờ đợi phía trước.

Cách trình bày 3

Ba câu thơ cuối là bức tranh tuyệt đẹp về tình đồng đội, đồng chí. Nổi bật trong bức tranh ấy là ba hình ảnh gắn kết với nhau: súng - lính - trăng. Trong cánh rừng hoang sương muối, những người lính đứng bên nhau chờ giặc tới và sức mạnh tinh thần đồng đội đã giúp học vượt lên tất cả. Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" không chỉ mang nghĩa tả thực mà còn mang nghĩa biểu tượng, gợi ra những liên tưởng phong phú. Súng là biểu tượng cho khói lửa, chiến tranh còn trăng lại biểu tượng cho sự yên bình, nên thơ. Hình ảnh súng - trăng kết hợp trở thành biểu tượng tuyệt đẹp về người lính - thi sĩ, dũng cảm - hào hoa. Đoạn thơ là sự kết hợp giữa chất hiện thực và lãng mạn làm nổi bật vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội trong kháng chiến.

-------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 131 SGK Ngữ văn 9 tập 1 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Đồng chí trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.


(374) 1246 04/08/2022