Soạn bài Miêu tả trong văn bản tự sự
Tài liệu hướng dẫn soạn bài miêu tả trong văn bản tự sự của HocOn247 sẽ giúp các em nắm vững những kiến thức quan trọng của bài học và gợi ý trả lời các câu hỏi tại trang 91 và 92 sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1.
Cùng tham khảo...
Soạn bài miêu tả trong văn bản tự sự 9
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 91 và phần luyện tập trang 92 sách giáo khoa.
Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
Bài tập - Trang 91 SGK
Đọc đoạn trích sau:
Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất", vua Quang Trung cười voi đi đốc thúc, mờ súng ngày mồng 5 tiến sút đồn Ngục Hồi Quân Thanh nổ súng hắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói toa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trà gió nam, thành ra quân Thanh lại tự lùm hại mình.
Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thắng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên dã chạm nhau thì quãng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.
Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là sầm Nghi Đống tự thắt cố chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.
(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chỉ)
Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
a. Đoạn trích kể về trận đánh nào? Trong trận đánh đó, nhân vật vua Quang Trung làm gì, xuất hiện như thế nào?
b. Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích. Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiộn những đối tượng nào?
c. Kể lại nội đung đoạn trích trên, có bạn nêu ra sự việc sau đây:
- Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.
- Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.
- Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.
- Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.
Nêu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không? Trận đánh có sinh động không? Tại sao? So sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với cách miêu tả trong đoạn trích để có thể rút ra nhận xét: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?
Trả lời
a) Đoạn trích này kể về trận đánh đồn Ngọc Hồi. Trong trận đánh này, Quang Trung là người chỉ huy. Vua xuất hiện trong một tư thế oai phong: Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc,...
b) Các chi tiết miêu tả trong đoạn trích:
- Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, ... vua Quang Trung cưỡi voi để đốc thúc,...
- Quận Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời,...
- Quận Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.
Các chi tiết miêu tả nêu trên đã khắc hoạ rõ nét khí thế tấn công của quân Tây Sơn cũng như sự thất bại của giặc.
c) Nếu chỉ kể lại diễn biến sự việc như trên thì câu chuyện sẽ không sinh động, nhân vật sẽ không nổi bật. Bởi bản thân các sự việc của câu chuyện được đặt theo trình tự trước - sau đúng như nó diễn ra trong câu chuyện chỉ mới ghi lại đủ sự việc mà chưa diễn tả được các sự việc ấy diễn ra như thế nào.
Như vậy, muốn tái hiện một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn diễn biến các sự việc trong câu chuyện, người ta sẽ phải kếp hợp sử dụng yếu tố miêu tả trong trần thuật.
Luyện tập
1 - Trang 92 SGK
Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học ( Chị em Thúy Kiều và cảnh ngày xuân ).
Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy.
Trả lời
1. Đoạn trích "Chị em Truyện Kiều":
- Những yếu tố tả người
+/ Tả vẻ đẹp chung của 2 chị em:
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
+/ Tả Thúy Vân:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
+/ Tả Thúy Kiều:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
+/ Yếu tố cả cảnh: Có một câu tả cảnh (Êm đềm trướng rủ màn che)
- Giá trị của những yếu tố miêu tả ấy là: Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữ được so sánh với hình tượng thiên nhiên, với những thứ cao đẹp trên đời: “trăng, hoa,mây, tuyết, ngọc” là thủ pháp nghệ thuật ước lệ khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét, đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc đen óng nhẹ như mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết... Thúy Kiều thì có đôi mắt lóng lánh như “thu thủy" (nước mùa thu), “xuân Sơn” (núi mùa xuân), hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
2. Những yếu tố tả cảnh trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân"
- Mùa xuân có chân dung xa rộng, có chim én bay, hoa lệ nở và cỏ xanh trải rộng tận chân trời. Màu cỏ tràn ra trong một không gian rộng lớn. Một vài bông hoa lê nở trắng điểm xuyết trên cái nền xanh vô tận ấy, tạo nên một sự tương phản điểm tô thêm cho bức tranh xuân đặc sắc:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
- Giá trị của những yếu tố miêu tả ấy: Nguyễn Du tả cảnh mùa xuân thật ngắn gọn chỉ bằng bốn câu thơ với một vài nét đặc tả. Một loạt từ hai âm tiết (trong đó có cả từ ghép và từ láy) là tính từ, danh từ, động từ xuất hiện: gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu, ... gợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng. Các danh từ (yến anh, chị em, tài tử, giai nhân) gợi tả sự đông vui, nhiều người cùng đến hội; các động từ (sắm sửa, dập dìu) gợi tả sự rộn ràng náo nhiệt của ngày hội; các tính từ (gần xa, nô nức) làm rõ hơn tâm trạng của người đi hội. Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh”, gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én bay ríu rít.
Tham khảo thêm: Phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều
2 - Trang 92 SGK
Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh Minh. Trong khi kể vận dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh ngày xuân.
Trả lời
- Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều: Có một câu tả cảnh (Em đềm trướng rủ màn che): Còn lại chủ yếu là các hình ảnh tả tài sắc của Thủy Kiều và vẻ đẹp của Thủy Vân. Các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên được lấy để khắc hoạ vẻ đẹp của hai nhân vật chứ không phải để tả thiên nhiên. Đây là bút pháp ước lệ của văn học trung đại.
- Trong đoạn trích Cảnh mùa xuân:
+ Chú ý các hình ảnh tả cảnh: Con én đưa thoi, Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Ngổn ngang gò đống kéo lên; Thọi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay Tà tà bóng ngả về tây, phong cảnh có bể thanh thanh; Nao nao, dòng nước uốn quanh; Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
+ Tả người: Gần xa nô nức yến anh; Dập dìu tài tử giai nhân; Ngựa xe như nước, áo quần như nêm; Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
- Chú ý vai trò của yếu tố miêu tả trong việc khắc hoạ vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều. Nhờ yếu tố miêu tả, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp khác nhau giữa hai chị em Thúy Kiều như thế nào? Yếu tố miêu tả có tác dụng gì trong việc ca ngợi vẻ đẹp của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh?
Đoạn văn tham khảo:
“Mùa xuân đã đến tràn trề khắp vũ trụ, hơn hai tháng trôi qua, những cánh đồng cỏ khô đa ngày nào nay mát rượi bởi vạt cỏ mới mọc dưới mưa xuân. Ngày hội Thanh minh cũng là hội Đạp thanh đã đến. Chị em Thúy Kiều nô nức rủ nhau trẩy hội. Từ mấy hôm trước, họ đã nhắc nhau lo áo quần, lo chuyện sắm sửa những cái ăn cái uống và tính thời gian, phương tiện đi chơi xuân.
Ngày Thanh minh đến, những cánh đồng cỏ xanh đến tận chân trời, một màu cỏ non dịu dàng êm ả. Đó đây có những bụi hoa lệ nở trăng xoá. Người người dập dìu, túm năm tụm ba trên đường. Kẻ đi xe, người đi ngựa, kẻ võng lọng nghênh ngang. Nhóm khác lại ung dung tản bộ. Nơi nơi nô nức tiếng cười tiếng nói. Có nơi chen chân đông nghịt ......”
3 - Trang 92 SGK
Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời của mình
Gợi ý
Không nên dùng lại y nguyên những hình ảnh ước lệ trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều để giới thiệu mà phải biết liên tưởng từ những hình ảnh gợi tả mà tác giả sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của hai nhân vật này theo cảm nhận của riêng mình.
Chú ý đảm bảo mạch giới thiệu theo câu chuyện (ở đây là việc giới thiệu về gia đình Thúy Kiều, trình tự giới thiệu từ Thúy Vân đến Thúy Kiều, từ vẻ đẹp hình thức đến tài hoa,...)
Đoạn văn tham khảo:
Nhà Vương viên ngoại có hai con gái đầu lòng xinh đẹp, đặt tên chị là Thúy Kiều, em là Thúy Vân. Hai chị em nổi tiếng trong vùng là hai cô con gái có tư cách đạo đức nghiêm trang mẫu mực của một gia đình nề nếp. Họ chẳng khác nào như hai cành mai quý. Tư tưởng họ tinh khiết như tuyết đầu đông. Mỗi người, Có một nét đẹp khác nhau nhưng thật là hoàn hảo mười phân vẹn mười.
Thúy Vân thì có nét đoan trang hiền hòa, khác hẳn với những cô gái bình thường. Khuôn mặt nàng bầu bĩnh như vầng trăng tròn với đôi lông mày nở nang. Khi Thúy Vân mỉm cười, hệt như một đoá hoa quỳnh nở sáng màn đêm. Khi nàng thốt lời, tiếng nói nàng trong như ngọc, lời lẽ nàng êm ái như ru. Tóc nàng mềm mại, óng ả hơn mây. Da nàng nếu đem so với tuyết thì tuyết phải nhường bước.
Bên cạnh đó, Thúy Kiều lại càng có nhan sắc mặn mà hơn cả em gái. Đã thế Thúy Kiều lại hơn cả Thúy Vân về cả sắc lẫn tài. Mắt nàng lóng lánh xanh biếc như mặt nước hồ thu. Nét mày nàng mượt mà như núi mùa xuân. Nàng đi dạo bên hoa, hoa phải ghen tị vì không tươi thắm bằng nàng. Khi Kiều đừng chân bên cành liễu, liễu phải ghen hờn vì liều không xanh tốt bằng mái tóc Kiều .....
---------------
Để tiện hơn cho các em trong việc tối ưu bài soạn được ngắn gọn hơn, giúp việc soạn bài được tốt hơn, Đọc tài liệu gửi đến các em Soạn bài miêu tả trong văn bản tự sự ngắn nhất dưới đây
Soạn bài miêu tả trong văn bản tự sự ngắn nhất
Bài tập trang 91 SGK Ngữ văn 9 tập 1
a, Đoạn trích kể lại chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi
b, Đoạn trích kể ba sự việc chính:
- Quang Trung cho ghép ván lại, mười người khiêng một bức tiến sát đồn Ngọc Hồi
- Quân Thanh bắn không trúng người nào, rồi phun khói lửa
- Quân của vua Quang Trung nhất tề xông lên mà đánh
c, Chỉ kể lại sự việc diễn ra như trong sách đã dẫn thì câu chuyện không sinh động, vì chỉ kể đơn giản sự kiện
So với đoạn trích thì trận đánh được tái hiện sinh động nhờ miêu tả
Bài 1 trang 92 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Chị em Thúy Kiều | Cảnh ngày xuân |
- Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da - Kiều càng sắc sảo mặn mà - Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh - Êm đềm trướng rủ màn che Tường đông og bướm đi về mặc ai | - Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa - Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm Ngổn ngang gò đống kéo lên Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay Tà tà bóng ngả về tây - Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang |
- Các yếu tố miêu tả khắc họa được vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân, vẻ đẹp sắc sảo của Thúy Kiều (trong Chị em Thúy Kiều), và vẽ ra khung cảnh mùa xuân với hoa cỏ, với người đi lễ, đi hội (trong Cảnh ngày xuân).
Bài 2 trang 92 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Tiết trời Thanh minh vừa đến, màu xanh bát ngát của cỏ non, hoa lê điểm trắng, chim én đầy trời tạo nên ngày du xuân thật đẹp, thơ mộng. Tài tử giai nhân dập dìu đi hội. Chị em Thúy Kiều cũng tưng bừng sắm sửa đi du xuân. Chiều tàn, họ lại thơ thẩn ra về, họ đi qua một vùng nghĩa địa hiu hắt, người đi viếng đã về hết, chỉ còn lại những nấm mộ hương khói, thoi vàng vó rắc…Bóng chiều về tây, dòng suối nhỏ trong vắt, uốn quanh chảy chầm chậm, luồn dưới một cây cầu nho nhỏ. Quang cảnh thật thơ mộng những cũng thật tiêu điều. Tâm trạng con người cũng xao xuyến, nao nao….
Bài 3 trang 92 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Giới thiệu về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời văn của mình :
Thúy Kiều và Thúy Vân là hai người con gái của một gia đình trung lưu lương thiện. Cả hai đều có sắc đẹp tuyệt trần. Thúy Vân mang nét đẹp hiền hậu, với khuôn mặt tròn đầy, nụ cười đẹp như hoa, lời nói đoan trang nhẹ nhàng trong trẻo như ngọc châu, lại thêm mái tóc dài mượt và làn da trắng mịn càng làm tôn lên vẻ đẹp phúc hâu, quý phái. Vân đẹp đến vậy, nhưng Kiều còn đẹp hơn bội phần, vẻ đẹp của Kiều thật khó diễn tả nổi, nàng đẹp mặn mà, đẹp đến sắc sảo. Đặc biệt ở đôi mắt hút hồn của Kiều, nó trong như nước mùa thu, lấp lánh, đẹp tuyệt vời.
Kiến thức cơ bản
Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm.
-------------
// HocOn247 mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 9 bài miêu tả trong văn bản tự sự này sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.
➜ Xem toàn bộ hướng dẫn soạn văn 9 bài 6
[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài bài miêu tả trong văn bản tự sự một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.