Bài 4 trang 37 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 37 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) ngữ văn 9: Khi nói: Tiền bạc chỉ là tiền bạc thì có phải người nói....
(409) 1363 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 37 SGK Ngữ văn 9 tập một phần trả lời câu hỏi mục Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại, soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Khi nói: " Tiền bạc chỉ là tiền bạc " thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không? Theo em, nên hiểu ý nghĩa câu này như thế nào ?

Trả lời bài 4 trang 37 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Các em có thể tham khảo một số cách trình bày mà Đọc tài liệu đã biên tập dưới đây

Cách trình bày 1

Khi nói “tiền bạc chỉ là tiền bạc” người nói muốn gây một sự chú ý, hướng người nghe hiểu câu nói theo một ý nghĩa hàm ẩn nào đó. Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc", người nói không tuân thủ phương châm về lượng vì không có thêm thông tin nào (xét về nghĩa tường minh); trái lại, nội dung câu trên vẫn tuân thủ phương châm về lượng (xét về hàm ý). Vì câu này ngụ ý rằng tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người; ta không nên chỉ biết có tiền bạc mà quên đi những giá trị cao quý khác trong cuộc sống như nhân nghĩa chẳng hạn (“trọng nghĩa khinh tài”).

Cách trình bày 2

- Nếu xét nghĩa bề mặt thì cách nói này không tuân thủ phương châm về lượng vì nó dường như không cho người nghe thêm một thông tin nào.

- Nếu xét theo nghĩa hàm ý thì cách nói này vẫn tuân thủ phương châm về lượng.

- Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Câu này có ý nghĩa răn dạy con người ta không nên chạy theo tiền bạc mà quên tất cả.

=> Muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

Cách trìn bày 3

- Để biết câu này có vi phạm phương châm về lượng hay không thì phải phân tích ý nghĩa của nó. Về nghĩa bề mặt, nghĩa hiển ngôn, câu này không đem lại cho chúng ta thông tin mới, tức là nó không tuân thủ phương châm về lượng. Nhưng nếu xét ý nghĩa hàm ẩn, ngụ ý của người nói, thì câu này chứa nội dung thông tin mới: tiền bạc chỉ là phương tiện trong cuộc sống chứ không phải là tất cả; có nhiều thứ khác còn quan trọng, quý giá hơn tiền bạc.

- Như vậy, có khi, để gây chú ý, muốn thể hiên một ngụ ý nào đó, người nói có thể không tuân thủ phương châm hội thoại.

Cách trình bày 4

- Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”, nếu xét về nghĩa tường minh thì câu này không tuân thủ phương châm về lượng. Nhưng xét về hàm ý thì câu này vẫn tuân thủ phương châm về lượng.

- Ý nghĩa câu này: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người.

Ghi nhớ

- Khi vận dụng các phương châm, cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói lúc nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?

Có ai đó không tuân thủ các phương châm hội thoại vì:

- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.

- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

- Người nói muốn tạo sự chú ý để người nghe hiểu theo một hàm ý nào đó.

----------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 4 trang 37 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp


(409) 1363 04/08/2022