Bài 1 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) ngữ văn 9: Ôn lại khái niệm từ Hán Việt...
(377) 1257 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi Từ Hán Việt, soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Ôn lại khái niệm từ Hán Việt.

Trả lời bài 1 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

- Từ Hán Việt là từ có gốc Hán, đọc theo âm Việt. Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng đề cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hàn Việt.

Ví dụ: thế kỉ có hai yếu tố Hán Việt thế và kỉ.

- Có những yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập: sơn, thủy, phong, trần...

• Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép.

Có những yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau. Trong trường hợp này, phải hiểu nghĩa của yếu tố Hán Việt mới hiểu được nghĩa của từ Hán Việt.

- Có hai loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

• Từ ghép đẳng lập do hai hoặc hơn hai yếu tố Hán Việt có nghĩa hợp thành, thông thường là có chung từ loại.

Ví dụ: sơn hà (núi) (sông)

• Từ ghép chính phụ do hai hoặc hơn hai yếu tố Hán Việt có nghĩa hợp thành với hai kiểu thứ tự:

+ Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

+ Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

Ví dụ:

• ái quốc: ái: yêu, quốc: nước: chính - phụ

• quốc kì: quốcnước, kì: cờ: phụ - chính.

Trả lời ngắn gọn

Từ Hán Việt là từ có nguồn gốc tiếng Hán đã được người Việt sử dụng theo cách của mình.

-------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 1 trang 136 SGK ngữ văn 9 tập 1 được HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.


(377) 1257 04/08/2022