Bài 4 trang 102 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 102 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Trau dồi vốn từ ngữ văn 9: Bình luận ý kiến sau đây của Chế Lan Viên..
(381) 1269 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 102 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Trau dồi vốn từ chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Bình luận ý kiến sau đây của Chế Lan Viên:

Hãy nghe một thanh niên nông thôn rồi nghe bà mẹ của anh hay ông nội của anh nói chuyện ta sẽ hiểu ai là người có tiếng nói giàu hình ảnh sắc màu. Chỉ một chuyện cây lúa thôi, mà biết bao là sáng tạo về ngôn ngữ:

Gió đông là chồng lúa chiêm

Gió bấc là duyên lúa mùa

Được mùa lúa, úa mùa cau

Được mùa cau, đau mùa lúa

Chiêm khôn hơn mùa dại

Mùa nứt nanh, chiêm xanh đầu

Lúa chiêm nép ở đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.

Cô kĩ sư nông học ơi, nếu ngày nay cô không nói được tiếng nói như vậy nữa, thì cô có thu được mùa lúa, nhưng đã bỏ mất cả một mùa ngôn ngữ đẹp đẽ của tộc đấy. Bởi thế, tôi muốn nói, đồng thời với việc giữ gìn sự trong sáng cảu tiếng Việt, phải giữ gìn sự giàu có, muôn vàn giàu có của nó. Trong thói quen, chúng ta hay tự ti; khẳng định lại một lần nữa sự giàu có của tiếng nói dân tộc, cũng là một điều quan trọng chứ sao.

(Chế Lan Viên, Làm cho tiếng nói trong sáng, giàu và phát triển, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”)

Trả lời bài 4 trang 102 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Để soạn bài Trau dồi vốn từ tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 102 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Trước hết em phải hiểu được nội dung, tinh thần cơ bản của ý kiến trên. Từ đó, em sẽ đưa ra những lời bình luận của mình.

Ý kiến của Chế Lan Viên nói về vẻ đẹp của tiếng Việt. Vẻ đẹp ấy có thể hiện ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân, chỉ với xung quanh về chuyện cây lúa mà có rất nhiều ngôn ngữ được sáng tạo ra từ đây. Tác giả mong muốn rằng cùng với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì chúng ta còn cần phải giữ gìn được sự giàu có của tiếng Việt nữa.

- Trong bình luận, em có thể nói đến tiếng Việt của chúng ta rất giàu đẹp. Điều đó thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của người nông dân muốn giữ gìn sự trong sáng.

Cách trình bày 2

Bình luận ý kiến :

  • Vẻ đẹp tiếng Việt có thể tìm thấy ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân.
  • Thời đại mới, khoa học kĩ thuật phát triển, nhiều kinh nghiệm dân gian có thể bị thay thế, nhưng vẻ đẹp của những câu ca dao tục ngữ vẫn luôn còn đó.

Cách trình bày 3

Nhà thơ Chế Lan Viên đã khẳng định: tiếng Việt chúng ta rất phong phú, trong sáng và giàu đẹp. Điều đó được thể hiện rất rõ trong lời tiếng nói của những người nông dân, người lao động. Ngày nay chúng vẫn phải tiếp tục học tập lời ăn tiếng nói của họ. Có như vậy chúng mới bảo tồn được sự giàu có của tiếng Việt, giữ gìn được sự trong sáng đẹp đẽ của ngôn ngữ tiếng Việt.

Cách trình bày 4

- Nhà thơ Chế Lan Viên đã đưa ra một cách nói về việc sử dụng ngôn ngữ của người dân trong đời sống hàng ngày rất sinh động, đa dạng.

- Thời nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhiều kinh nghiệm sản xuất cổ truyền trong nông nghiệp có thể được thay thế, nhưng vẻ đẹp của những câu tục ngữ ca dao thì còn mãi với muôn đời, vì nó là vẻ đẹp của trí tuệ, tâm hồn, của ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu.

-------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 4 trang 102 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Trau dồi vốn từ trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp


(381) 1269 04/08/2022