Bài 3 trang 179 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 179 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi chuẩn bị ở nhà, soạn bài Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (từ đầu đến “Bây giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi! ”), hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
Trả lời bài 3 trang 179 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Gợi ý
- Xác định ngôi kể: Đóng vai Trương Sinh, ngôi thứ nhất, xưng “tôi” hoặc “ta”
- Xác định nội dung kể:
- Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và “tôi”
- Cuộc sống gia đình yên ấm, hạnh phúc trước chiến tranh
- Khi “tôi” trở về: đi thăm mộ mẹ, nghe lời con nhỏ...
- Những lời trách móc, mắng nhiếc của “tôi” đối với vợ mình
- Cái chết của Vũ Nương
- Sự việc giúp “tôi” nhận ra sai lầm của chính mình: Ngồi bên đèn, nghe con nói về người cha hay tới đêm đêm...
- Xác định các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm: khi nghe con nhỏ nói về người cha trong 2 hoàn cảnh: khi đi thăm mộ mẹ và khi ngồi bên đèn; tâm trạng khi nhận ra nỗi oan của vợ..
Dàn ý mẫu 1
a. Mở bài
– Lời giới thiệu của Trương Sinh (về quê quán, gia cảnh…)
– Lời giới thiệu của Trương Sinh về người vợ của mình (tên, tính tình, hình thức …)
b. Thân bài
– Trước khi đi lính:
+ Vừa xây dựng gia đình, cuộc sống vợ chồng rất hạnh phúc.
+ Đất nước có chiến tranh, triều đình bắt đi lính đánh giặc . Tuy con nhà hào phú, nhưng không có học nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu.
+ Xa gia đình trong cảnh mẹ già, vợ bụng mang dạ chửa.
– Khi trở về:
+ Mẹ đã mất, con trai đang tuổi học nói.
+ Tin vào câu nói của con nên đã hiểu lầm.
+ Ghen tuông mù quáng nên đã đẩy người vợ đến cái chết oan ức.
+ Sau đó, biết là mình đã nghi oan cho vợ nhưng việc trót đã qua rồi.
c. Kết bài
– Ân hận vì mình đã mù quáng nghi oan cho vợ khiến gia đình tan nát
– Mong mọi người nhìn vào bi kịch gia đình để rút ra bài học.
Dàn ý mẫu 2
A. Mở bài: Trương Sinh tự giới thiệu về mình và tình huống xảy ra câu chuyện.
B. Thân bài:
- Diễn biến sự việc:
- Trương Sinh đi lính
- Trương Sinh trở về.
- Nghe lời con trẻ nghi oan cho vợ => cái chết của vợ
- Sau khi hiểu ra nỗi oan của vợ: Tâm trạng đau đớn,dày vò, ân hận,day dứt.
C. Kết bài
Bài học rút ra từ câu chuyện: về cách cư xử trong mối quan hệ vợ chồng
Có thể kể câu chuyện như sau:
– Tôi vốn là con nhà hào phú, đến tuổi trưởng thành, tôi xin mẹ mang trăm lạng vàng hỏi Vũ Nương về làm vợ. Nàng là con nhà nghèo khó nhưng xinh đẹp thùy mị nết na nhất vùng.
– Năm ấy có giặc Chiêm xâm lấn bờ cõi nên tôi bị xung vào đội quân của triều đình đi dẹp giặc trong khi vợ lại mang thai sắp đến kỳ sinh nở.
– Tôi đi khoảng mươi ngày thì Vũ Nương sinh con đặt tên là Đản. Mẹ tôi già yếu, lại vì lo lắng thương nhớ tôi, sinh ra ốm đau. Vũ Nương thay tôi chăm sóc chu đáo nhưng bà vẫn không qua khỏi. Nàng lo ma chay chu đáo.
– Năm sau giặc tan, trở về nhà không còn mẹ, lòng tôi đau xót vô cùng. Bế con ra thăm mộ mẹ thằng bé quấy khóc, tôi phải dỗ dành. Một tối, tôi nghe con nói có người đàn ông đêm nào cũng đến.
– Cơn ghen bừng bừng, tôi tức tối mắng chửi mặc cho Vũ Nương hết lời thanh minh.
– Vũ Nương gieo mình xuống bến Hoàng Giang tự tử. Dù giận nàng, tôi vẫn tìm cách cứu thây nàng nhưng tìm khắp nơi không thấy.
– Đêm ấy, Đản chỉ vào cái bóng trên vách và bảo đó là bố nó. Tôi mới đau xót thấu hiểu nỗi oan của vợ, điều này làm tôi ân hận vô cùng.
---------------
Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 3 trang 179 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp