Bài 5 trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập 1, soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương ngữ văn 9: Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện...
(397) 1324 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

Trả lời bài 5 trang 51 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Đọc tài liệu biên soạn một số cách trình bày dưới đây để các em tham khảo

Cách trình bày 1

- Những yếu tố kì ảo: Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa, Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi tiệc yến và gặp Vũ Nương, người cùng làng đã chết, rồi được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế, hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trường Sinh lập đàn tràng giải oan cho vợ ở bến Hoàng Giang lung linh, huyền ảo với "kiệu hoa ... cờ tán, võng lọng rực rỡ... lúc ẩn, lúc hiện", rồi bỗng chốc "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất".

- Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo:

  • Làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương.
  • Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời, người tốt dù có trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan, nhưng tính bi kịch của tác phẩm có vì thế mà bị giảm đi không? Tình tiết kì ảo ở cuối truyện: Vũ Nương trở lại dương thế, rực rỡ, uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng ở giữa dòng sông, lúc ẩn, lúc hiện, với lời từ tạ ngậm ngùi: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về dương  gian được nữa”, rồi “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất".
  • Tất cả chỉ là ảo ảnh, là một chút an ủi cho người bạc phận, hạnh phúc thật sự đâu còn có thể làm lại được nữa. Và chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động “phũ phàng" của mình.
  • Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở chi tiết kì ảo này và khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.

Cách trình bày 2

- Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: chuyện nằm mộng của Phan Lang, Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi,… chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.".

- Nguyễn Dữ đã sử dụng cách đưa yếu tố truyền kì vào câu chuyện kết hợp với các yếu tố tả thực để tạo hiệu quả nghệ thuật về tính chân thực của truyện. tác giả muốn làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương - một con người luôn nặng tình với cuộc đời, quan lâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên và khao khát được minh oan. Đưa những yếu tố kì ảo vào truyện, tác giả còn muốn mở rộng phạm vi hiện thực, tạo ra cơ sở để minh oan cho Vũ Nương, khẳng định lòng trong trắng của nàng Đồng thời tạo ra một thế giới ước mơ, khát vọng của nhân dân về sự công bằng, bác ái. Một lần nữa tác giả muốn tố cáo chế độ phong kiến hà khắc đà không có chỗ cho người phụ nữ đẹp người, đẹp nết như Vũ Nương.

Cách trình bày 3

Những yếu tố truyền kì:

- Chuyện nằm mộng của Phan Lang

- Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động của Linh Phi… lập đàn giải oan

  • Vũ Nương hiện lên ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ lúc ẩn, lúc hiện “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”

- Tác giả đã sử dụng cách đưa yếu tố kì ảo vào câu chuyện kết hợp với các yếu tố tả thực

  • Tạo hiệu quả nghệ thuật về tính chân thực của truyền kì vào câu chuyện kết hợp với các yếu tố tả thực
  • Tạo ra một thế giới ước mơ, khát vọng của nhân dân về sự công bằng, bác ái

----------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 5 trang 51 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp


(397) 1324 04/08/2022