Bài 2 trang 86 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 86 SGK Ngữ văn 9 tập một phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Cảnh ngày xuân chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Tám câu thơ tiếp theo gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:
- Thống kê từ ghép là tính từ, danh từ, động từ. Những từ ấy gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?
- Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hãy đọc kĩ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nên những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy.
Trả lời bài 2 trang 86 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Trả lời chi tiết
Trong ngày Thanh minh, có hai hoạt động diễn ra cùng một lúc: lễ tảo mộ - đi viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ của người thân; hội đạp thanh - đi chơi xuân ở chốn đồng quê.
- Một loạt từ hai âm tiết (trong đó có cả từ ghép và từ láy) là tính từ, danh từ, động từ xuất hiện gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu, ... gợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng. Các danh từ (yến anh, chị em, tài tử, giai nhân) gợi tả sự đông vui, nhiều người cùng đến hội; các động từ (sắm sửa, dập dìu) gợi tả sự rộn ràng náo nhiệt của ngày hội; các tính từ (gần xa, nô nức) làm rõ hơn tâm trạng của người đi hội. Cách nói ẩn dụ "nô nức yến anh”, gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én bay ríu rít. Trong lễ hội mùa xuân tấp nập, nhộn nhịp nhất là những nam thanh, nữ tú, những tài tử giai nhân.
- Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc hoạ một truyền thống văn hoá lễ hội dân tộc. Tiết Thanh minh mọi người sắm sửa lễ vật để đi tảo mộ, sắm sửa áo quần để vui hội đạp thanh. Người ta rắc những thỏi vàng vó, đốt tiền giấy mã để tưởng nhớ những người thân đã khuất.
Tham khảo: Cảm nhận về cảnh mùa xuân trong Cảnh ngày xuân
Trả lời ngắn gọn
Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh được gợi tả trong tám câu thơ tiếp:
- Phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh);
- Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ:
- Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân;
- Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu;
- Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.
Tham khảo thêm cách trình bày khách
1. Những câu thơ của Nguyễn Du gợi tả không khí lễ hội bằng cả một hệ thống từ ngữ giàu sức biểu đạt.
- Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân;Gợi tả sự đông vui, nhiều người, tấp nập mà chủ yếu là trai thanh gái lịch.
- Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu;Gợi tả không khí rôn ràng, náo nhiệt của ngày hội.
- Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.diễn tả tâm trạng náo nức, vui tươi, rộn ràng của những người đi hội.
Tám câu thơ tả cảnh lễ hội ngày Thanh minh mà khắc họa được cả truyền thống văn hóa lễ hội xưa: Phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh). Lễ tảo mộ có tính chất truyền thống mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Hội đạp thanh là một lễ hội đẹp, đây còn là một dịp tốt cho những trai tài, gái sắc được gặp gỡ, hẹn hò.
2. Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh gợi tả trong tám câu thơ:
- Phần lễ tảo mộ và du xuân
- Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân:
- Nô nức yến anh
- Dập dìu tài tử giai nhân
- Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
- Các danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân. Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức. Là động từ: sắm sửa, dập dìu
→ Hình ảnh gợi lên không khí náo nhiệt, tươi vui và không gian nhiều màu sắc, giàu sức sống của mùa xuân.
---------------
Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 2 trang 86 SGK ngữ văn 9 tập 1 được HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Cảnh ngày xuân tốt hơn trước khi đến lớp.
Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.