Soạn bài ôn tập phần tập làm văn - Lớp 9
Tài liệu hướng dẫn soạn bài ôn tập phần tập làm văn lớp 9 được biên soạn chi tiết giúp các bạn ôn tập các kiến thức quan trọng và trả lời tốt những câu hỏi tại trang 206 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1.
Cùng tham khảo...
Hướng dẫn soạn bài ôn tập phần tập làm văn
Gợi ý trả lời câu hỏi trang 206 sách giáo khoa:
1 - Trang 206 SGK
Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập một có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?
Gợi ý
- Phần tập làm văn trong Ngữ văn 9 - tập 1 có những nội dung lớn:
+ Sử dụng các biện pháp nghệ thuật kết hợp với miêu tả trong bài văn thuyết minh.
+ Kết hợp tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, tự sự với nghị luận; đối thoại và độc thoại; vai trò của người kể chuyện... trong văn tự sự.
- Nội dung văn tự sự là trọng tâm cần chú ý
2 - Trang 206 SGK
Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho một ví dụ cụ thể.
Gợi ý
Các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả chỉ giữ vài trò thứ yếu trong bài văn thuyết minh. Chúng có tác dụng làm cụ thể hơn, sinh động hơn cho bài văn thuyết minh.
Ví dụ: khi thuyết minh về một di tích lịch sử nào đấy, chúng ta có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, liên tưởng... yếu tố miêu tả để làm cho di tích này rõ hơn, sinh động hơn.
Tham khảo thêm:
- Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- Soạn bài sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
3 - Trang 206 SGK
Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?
Gợi ý
- Cả hai loại văn bản có thể cùng một đối tượng, một đề tài.
- Văn bản thuyết minh phải trung thành với đặc điểm của đối tượng, ít dùng tưởng tượng, so sánh..., dùng nhiều số liệu chi tiết, chính xác, bảo đảm tính khách quan, khoa học, sử dụng nhiều hình ảnh, cảm xúc, ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết, dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật, ít có khuôn mẫu và thường đa nghĩa.
4 - Trang 206 SGK
Sách Ngữ văn 9, tập một nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự? Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? Hãy cho ví dụ một đoạn văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm ; một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và một đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. (Có thể lấy trong các tác phẩm văn học đã học, đã đọc hoặc trong các bài văn tham khảo của bạn cũng như của mình,...)
Gợi ý
Sách Ngữ văn 9 tập một các nội dung tự sự vừa lặp lại vừa nâng cao. Tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận; tìm hiểu về đối thoại, độc thoại, người kế và ngôi kể trong văn tự sự.
- Miêu tả nội tâm giúp cho người viết văn bản tự sự đi sâu phân tích, trình bày những diễn biến tâm lí, cảm xúc, ý nghĩa... của các nhân vật trong câu chuyện
- Nghị luận trong văn bản tự sự giúp người viết văn bản tự sự có thể trình bày những vấn đề nhân sinh, về lí tưởng, về triết lí sống..., rút ra từ diễn biến của câu chuyện, từ cuộc đời các nhân vật.
- Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tám: Thực sự mẹ không lo lang đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bỗng: " Hằng năm cứ vào cuối thu... Mẹ tôi ấu yêu nắm tay tôi vẫn đi trên con đường dài và hẹp". (Lí Lan, Công trường mở ra, trong Ngữ văn 7 - Tập 1).
- Đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận:
"Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh trại yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngôi nhà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng:
...
Chớ có có quên theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha một ai, chỉ bảo là ta không nói truớc!"
(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, Ngữ văn 9, tập một)
- Đoạn văn tự sự sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận:
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. ... Cuộc đời này quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...
(Nam Cao, Lão Hạc, ngữ văn 8, tập một).
5 - Trang 206 SGK
Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? Tìm các ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
Trả lời
a. Đối thoại là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).
b. Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng, còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.
Tham khảo thêm: Soạn bài đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
Ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm:
[...] Tôi cất giọng véo von:
Cái Có, cái Vạc, cái Nông
Ba cái cùng béo, vặt lông cái nào?
Vặt lông cái Cốc cho tao
au nấu, tạo nướng, tạo xào, tao ăn.
Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nảy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại chị mới trợn mắt,giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hàng tôi, hỏi:
- Đứa nào cạnh khóe gì tạo thế? Đứa nào cạnh khóe gì tạo thế?
Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: "Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nỗi vào tổ tao đâu!".
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí, Ngữ văn 6, tập hai).
6 - Trang 206 SGK
Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó một đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ ba. Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nêu.
Trả lời
+ Truyện Chiếc lược ngà được kể lại theo lời người chứng kiến câu chuyện. Do đó người kế dùng ngôi thứ nhất, xưng tôi để kể.
+ Truyện Lặng lẽ Sa Pa được kể lại theo lời người dẫn chuyện, một người biết hết mọi chuyện nhưng dấu mình.
+ Truyện Cố Hương được kể theo lời một nhân vật trong truyện và dùng ngôi thứ nhất để kể (tôi rủ hắn đi bẫy chim).
// Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 9 bài ôn tập phần tập làm văn này sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.
[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài ôn tập phần tập làm văn một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.