Bài tập trang 110 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trả lời câu hỏi bài tập trang 110 SGK Ngữ văn 8 tập 2, soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu ngữ văn 8: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi...
(390) 1300 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập trang 110 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần trả lời câu hỏi nhận xét chung, soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.

Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:

- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

1. Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu?

2. Vì sao tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích?

3. Hãy thử chọn một trật tự từ khác và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy.

Trả lời bài tập trang 110 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Câu 1: Có thể thay đổi câu in đậm theo các cách sau:

(1) Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.

(2) Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất.

(3) Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét.

(4) Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét.

(5) Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét.

(6)

Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.

Câu 2: Tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích là vì:

  • Việc lặp lại trật tự từ roi ở cuối câu có tác dụng liên kết chặt chẽ câu ấy với câu trước.
  • Việc đặt từ thét ở cuối câu có tác dụng liên kết chặt chẽ của câu ấy với câu sau.
  • Việc mở đầu bằng cụm từ gõ đầu roi xuống đất có tác dụng nhấn mạnh sự hung hãn, dữ dằn của tên cai lệ.

Câu 3: Nếu lựa chọn cách đổi trật tự từ như sau:

Cai lệ bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất thì ý nghĩa câu được nhấn mạnh ở "giọng khàn khàn" của cai lệ.

---------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài tập trang 110 SGK ngữ văn 8 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu trong chương trình soạn văn 8 tốt hơn trước khi đến lớp.


(390) 1300 04/08/2022