Bài 4 trang 54 SGK Ngữ văn 8 tập 2
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 54 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Câu phủ định chi tiết nhất.
Đề bài: Các câu sau đây có phải là câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có nghĩa tương đương.
a) Đẹp gì mà đẹp!
b) Làm gì có chuyện đó!
c) Bài thơ này mà hay à?
d) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? (Nam Cao, Lão Hạc)
Trả lời bài 4 trang 54 SGK văn 8 tập 2
Cách trả lời 1:
Các câu trên không phải là câu phủ định, vì không có từ phủ định. Nhưng các câu này lại biểu thị ý nghĩa phủ định. Những câu này dùng để phủ định bác bỏ ý kiến, nhận định trước đó. Có thể đặt những câu có ý nghĩa tương đương:
a) Không đẹp!
b) Chẳng có chuyện đó!
c) Bài thơ này không hay.
d) Tôi chẳng sung sướng hơn cụ đâu.
Tham khảo thêm: Soạn bài Hành động nói ngắn gọn
Cách trả lời 2:
- Các câu đã cho trong phần này không phải là câu phủ định (vì không có từ ngữ phủ định), nhưng cũng được dùng để biểu thị ý phủ định (phủ định bác bỏ: phản bác ý kiến, nhận định trước đó).
- Các câu đã cho biểu thị ý nghĩa phản bác:
(a) Không đẹp!
(b) Không có chuyện đó!
(c) Bài thơ này không hay!
(d) Tôi cũng chẳng sung sướng hơn.
Cách trả lời 3:
a) Câu cảm thán mang nghĩa phủ định
b) Câu cảm thán mang nghĩa phủ định
c) Câu nghi vấn với ý nghĩa bác bỏ
d) Câu nghi vấn với ý nghĩa thể hiện cảm xúc (ngao ngán)
Đặt những câu có ý nghĩa tương đương:
- Không đẹp gì cả!
- Không có chuyện đó đâu!
- Bài thơ chẳng không hay.
- Cụ không biết chứ tôi có sung sướng đâu.
Các em vừa tham khảo 3 cách trả lời bài 4 trang 54 SGK ngữ văn 8 tập 2 được tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Câu phủ định tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !