Bài 2 trang 91 SGK Ngữ văn 8 tập 2
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 91 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Thuế máu chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài: So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi có chiến tranh và khi chiến tranh đã xảy ra. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào?
Trả lời bài 2 trang 91 SGK Ngữ văn 8 tập 2
Thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm :
- Trước chiến tranh, người dân thuộc địa bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử, đánh đập như súc vật.
- Khi cuộc chiến tranh xảy ra, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc, vỗ về, phong cho những danh hiệu cao quý.(trở thành những đứa con yêu, những người bạn hiền).
=> Thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi, vô liêm sỉ, không còn tính người của bọn thực dân.
Số phẩn thảm thương của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như sau :
- Họ phải đột ngột lìa xa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống để đánh đổi lấy danh dự hão huyền.
- Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của nhũng kẻ cầm quyền. Phải chết thảm thương trên chiến trường ác liệt, xa xôi : “phơi thây trên các bãi chiến trường”, “bỏ xác tại những miền hoang vu”, “đưa thân cho người ta tàn sát”... Con số tám vạn người được đưa ra để chứng minh cho sự tàn khốc của chiến tranh phi nghĩa
- Những người làm công việc chế tạo vũ khí, phục vụ chiến tranh cũng bị bệnh tật và chết đau đớn : “phải hít hơi ngạt”, “nhiễm phải những luồng khí độc”, “khạc ra từng miếng phổi”.
=> Thân phận của người dân thuộc địa: họ phải bỏ mạng ở chiến trường, họ bị lợi dụng, bị lừa dối bằng giọng điệu bịp bợm xảo trá của bọn thực dân.
--------------
Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 2 trang 91 SGK ngữ văn 8 tập 2 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Thuế máu trong chương trình soạn văn 8 được tốt nhất trước khi tới lớp