Bài 3 trang 20 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 20 SGK Ngữ văn 8 tập 2, hướng dẫn soạn bài Khi con tu hú: Phân tích tâm trạng người tù – chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối
(408) 1360 04/08/2022

    HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 20 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Khi con tu hú chi tiết nhất.

Đề bàiPhân tích tâm trạng người tù – chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn thơ đầu và đoạn cuối rất khác nhau, vì sao?

Trả lời bài 3 trang 20 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

   Trạng thái cảm xúc bức bối, ngột ngạt của người tù - người chiến sĩ được thể hiện trực tiếp ở 4 câu cuối:

   Tiếng tu hú ở đầu bài thơ gợi ra trong cảm nhận người tù - người chiến sĩ cảnh tượng mùa hè, cả cuộc sống tự do háo hức, rộn rã; còn ở cuối bài thơ, khi cảm giác ngột ngạt, u uất lên đến cao độ thì tiếng chim lại khiến cho tâm trạng chiến sĩ thêm đau khổ, bức bối vì cảnh giam hãm, mất tự do. 

   Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù thể hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối rất khác nhau, vì ở những câu thơ đầu thì niềm tin và tình yêu vào cuộc sống nhưng những câu cuối thể hiện sự tù túng và bế tắc.

Đọc thêmCảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa hè qua bài thơ Khi con tu hú

Cách trả lời 2:

  Tâm trạng của người chiến sĩ khi ở trong nhà tù:

   + Cách ngắt nhịp bất thường: 6/2; 3/3

   + Các động từ mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất → nhấn mạnh tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người chiến sĩ.

   + Các từ cảm thán: ôi, thôi, làm sao → sự tiếc nuối, muốn vượt thoát khỏi thực tại.

  - Mở đầu bài thơ và cuối bài thơ đều có hình ảnh tiếng chim tu hú - âm thanh của sự sống tự do, tươi sáng vọng vào gọi mời người chiến sĩ.

   + Tâm trạng của người chiến sĩ ở đầu và cuối bài thơ khác nhau: mở đầu bài thơ là cuộc sống tự do háo hức, rộn ràng >

   + Tiếng chim đầu bài thơ báo hiệu mùa hè tươi mới, rộn ràng đến cuối bài thơ tiếng chim như tô đậm thêm tâm trạng đau khổ vì cảnh giam hãm, mất tự do.

Cách trả lời 3:

Trạng thái cảm xúc bức bối, ngột ngạt của người tù - người chiến sĩ được thể hiện trực tiếp ở 4 câu cuối:

- Cách ngắt nhịp bất thường ở câu 8 (ngắt 6/2), câu 9 (ngắt 3/3).

- Các từ ngữ diễn đạt hoạt động, trạng thái với sắc thái mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất.

- Các từ ngữ cảm thán, diễn đạt sự bức xúc: ôi, làm sao, thôi, cứ, ...

   Tiếng tu hú ở đầu bài thơ gợi ra trong cảm nhận người tù - người chiến sĩ cảnh tượng mùa hè, cả cuộc sống tự do háo hức, rộn rã; còn ở cuối bài thơ, khi cảm giác ngột ngạt, u uất lên đến cao độ thì tiếng chim lại khiến cho tâm trạng chiến sĩ thêm đau khổ, bức bối vì cảnh giam hãm, mất tự do.

Cách trả lời 4:

  Đoạn thơ với cách ngắt nhịp bất thường: 6/2 (câu 8), 3/3 (câu 9) với cách dùng những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất), những từ ngữ cảm thán (ôi, thôi, làm sao), tất cả như truyền đến độc giả cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khát khao cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù, trở về với cuộc sống tự do ở ngoài kia.

   Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù nghe tiếng tu hú ở đoạn đầu chủ yếu là sự háo hức, yêu đời thì ở cuối bài, tiếng chim tu hú như thúc giục khiến nhà thơ cảm thấy đau khổ, ngột ngạt và muốn phá bỏ tù ngục về với cuộc sống tự do bên ngoài.

Tham khảo bài văn mẫuPhân tích hình ảnh người tù cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú

    Các em vừa tham khảo 4 cách trình bày câu trả lời cho câu hỏi bài 3 trang 20 SGK ngữ văn 8 tập 2 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn. Hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp các em tham khảo để soạn bài Khi con tu hú tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(408) 1360 04/08/2022