Bài luyện tập trang 52 SGK Ngữ văn 8 tập 2
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 52 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Chiếu dời đô chi tiết nhất.
Đề bài: Chứng minh Chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục.
Trả lời bài luyện tập trang 52 SGK văn 8 tập 2
Cách trả lời 1:
Chiếu dời đô có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa lý và tình theo mạch lập luận:
+ Đầu tiên, dẫn chứng lịch sử về các triều đại dời đô và trở nên hưng thịnh – do phù hợp với mệnh trời và lòng dân.
+ Dẫn ra nhà Đinh, Lê tiền triều tự làm theo ý mình vẫn đóng đô ở Hoa Lư khiến cho vận mệnh suy, dân không phát triển.
+ Khẳng định và ngợi ca vị thế của thành Đại La: vị trí địa lý, thế đất, thuận lợi giao thương phát triển kinh tế.
+ Vua Lý đánh giá Đại La là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương trời, là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
=> Chiếu dời đô có sức thuyết phục do nhà vua có tầm nhìn đúng đắn, sâu sắc về thành Đại La - Thăng Long. Lời dụ chiếu được trình bày qua lối văn biền ngẫu, đối thoại mở với bề tôi → hợp lý hợp tình.
Cách trả lời 2:
Trình tự lập luận cho việc cần thiết phải dời đô:
- Nêu sử sách làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ.
- Soi sáng tiền đề vào thực tế của hai triều đại Đinh, Lê để chỉ rõ thực tế ấy không còn thích hợp với sự phát triển của đất nước, cần thiết phải dời đô.
- Đi tới kết luận: Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô.
=> Kết cấu 3 đoạn nói trên là rất tiêu biểu cho kết cấu của văn nghị luận, trình tự lập luận rất chặt chẽ.
Tham khảo thêm: Văn mẫu chứng minh Chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 52 SGK ngữ văn 8 tập 2 được chúng tôi tổng hợp và biên soạn dành cho các em tham khảo. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Chiếu dời đô nhé.
Chúc các em học tốt !