Bài 1 trang 95 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 95 SGK Ngữ văn 8 tập 2, soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ngữ văn 8:
(376) 1253 04/08/2022

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 95 sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2 phần trả lời câu hỏi, soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp

Đề bài: Đọc văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (SGK trang 95, 96) và trả lời các câu hỏi.

a) Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản. Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến có giống với Hịch tướng sĩ không?

b) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ vẫn được coi là những văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm. Vì sao?

c) Theo dõi bảng đối chiếu sau:

(1)(2)
Thấy sứ giặc đi lại ngoài đường, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ.Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân để chó mà bắt nạt tể phụ.
Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt.Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào !
Chúng ta sẵn sàng hi sinh tất cả, chứ không thể mất nước, không thể làm nô lệKhông! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Chúng ta cần phải đứng lên.Hỡi đồng bào ! Chúng ta phải đứng lên

Có thể thấy những câu ở cột (2) hay hơn những câu ở cột (1). Vì sao vậy? Từ đó cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.

Trả lời bài 1 trang 95 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Tìm hiểu văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, chúng ta thấy :

a) Trong văn bản này có nhiều những từ ngữ và câu văn bộc lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả trong bài văn :

- Từ ngữ : muốn hoà bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.

- Câu văn (cảm thán) :

  • Hỡi đồng bào toàn quốc !
  • Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân !
  • Không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Cách dừng từ ngữ của văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn giống nhau ở việc sử dung nhiều từ ngữ và câu văn truyền cảm trong khi trình bày các vấn đề trong văn bản.

b. Tuy nhiên, 2 văn bản đó vẫn được coi là văn bản nghị luận chứ không phải văn bản biểu cảm, vì:

  • Mục đích viết ra để tác động đến người đọc bàn về vấn đề quan trọng của đất nước chứ không phải để bộc lộ cảm xúc.
  • Yếu tố biểu cảm chỉ góp phần làm cho bài văn nghị luận thêm tính thuyết phục.

c) Những câu văn ở cột 2 có sức truyền cảm hơn cột 1 vì trong câu văn ở cột 2 có nhiều những từ ngữ bộc lộ thái độ, tình cảm của người viết hơn và vì thế mà giàu chất văn, giàu cảm xúc hơn.

- Ví dụ, nếu tác giả chỉ viết "Thấy sứ giặc đi lại ngoài đường" thì người đọc chỉ nhận được sự tường thuật khách quan sự việc. Nhưng khi tác giả viết "Thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường" thì người đọc lại nhận ra thêm cả thái độ tức giận, căm hờn của người viết dồn nén trong câu chữ đối với việc được thuật lại kia. Viết như vậy là có sức truyền cảm.

-------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 1 trang 95 SGK ngữ văn 8 tập 2 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận trong chương trình soạn văn 8 được tốt nhất trước khi tới lớp


(376) 1253 04/08/2022