Bài 2 trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2, hướng dẫn soạn bài Ông đồ ngữ văn 8: Tâm tư của nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào?
(381) 1269 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 10 sách giáo khoa Ngữ văn 8 phần đọc hiểu soạn bài Ông đồ (Vũ Đình Liên).

Đề bàiTâm tư của nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào?

Trả lời bài 2 trang 10 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1

- Tâm trạng của tác giả được thể hiện ngầm ẩn sau những lớp hình ảnh mang tính ẩn dụ, biểu trưng.

- Tác giả tạo ra cảnh đối lập về hình ảnh ông đồ nhằm gợi lên trong lòng người đọc niềm thương cảm về vị trí của ông đồ.

- Tác giả bộc lộ trực tiếp tâm trạng, sự xót thương của mình ở cuối bài (Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?).

→ Sự thương cảm, xót xa của tác giả không chỉ dành cho ông đồ mà còn dành cho lớp người cũ bị quên lãng. Đó cũng chính là sự hoài niệm những giá trị tinh thần đẹp truyền thống bị mai một.

Tham khảoCảm nhận về bài thơ Ông đồ

Cách trả lời 2

- Khổ 1, 2 nhà thơ với ký ức của mình phác họa lên một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập.

- Khổ 3, 4 nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới, gần tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc vây quanh ông đồ nữa, ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ý

- Khổ 5 là hình ảnh thự tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưa

- Tâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ (ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.

Cách trả lời 3

Tâm tư của nhà thơ thể hiện qua bài thơ: Nỗi niềm tiếc nuối, cảm thương chân thành trước lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.

Cách trả lời 4

- Hai câu cuối của bài thơ “Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?” đã bộc lộ trực tiếp niềm xót xa, thương cảm của nhà thơ khi nghĩ đến “người xưa”. Câu hỏi không có câu trả lời, như là lời tự vấn của nhà thơ, là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước sự vắng bóng của “ông đồ xưa”. Câu hỏi gieo vào lòng người đọc nỗi thương cảm, tiếc nuối khôn nguôi.

- Hình ảnh mở đầu bài thơ “Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già” và hình ảnh cuối bài thơ “Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa” là những hình ảnh được kết cấu theo kiểu đầu cuối tương ứng trong thơ xưa không chỉ làm nổi bật chủ đề của bài thơ mà còn tạo nên một nỗi hoài cảm nhớ nhung đầy xúc động, cảnh vẫn là cảnh xưa nhưng người thì vắng bóng.

- Thông qua các chi tiết miêu tả, qua giọng điệu của bài thơ, nhà thơ đã bộc lộ một cách kín đáo tâm sự của mình. Đó là niềm cảm thương chân thành đối với tình cảnh những ông đồ đang tàn tạ trước những đổi thay của cuộc đời; đó còn là niềm nhớ nhung luyến tiếc cảnh cũ người xưa nay đã vắng bóng.

- Nhà thơ ngậm ngùi nhớ tiếc một vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc đã từng một thời gắn bó thân thuộc với mình. Đó là niềm hoài cổ mang giá trị nhân văn cao cả, một tinh thần dân tộc đáng trân trọng.

Xem thêm

Bài 3 trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2: Bài thơ hay ở những điểm nào?

Bài 4 trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau ...

Trên đây là 4 cách trả lời câu hỏi bài 2 trang 10 SGK Ngữ văn 8 tập 2 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em soạn bài Ông đồ tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(381) 1269 04/08/2022