Bài 2 trang 96 SGK Ngữ văn 8 tập 2
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 96 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần trả lời câu hỏi, soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài: Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ
a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới ?
b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay "uốn lưỡi cú diều..."? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa ?
c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng.
Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?
Trả lời bài 2 trang 96 SGK Ngữ văn 8 tập 2
Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:
- Khi làm bài văn nghị luận, ta không chỉ cần suy nghĩ về việc xây dựng luận điểm và lập luận cho bài văn đó mà còn cần sự xúc cảm, rung cảm. Bởi lẽ nghị luận cần vừa phải tác động đến nhận thức, lí trí, vừa phải tác động đến tình cảm, đến trái tim của người đọc, người nghe. Luận điểm và lập luận chủ yếu tác động manh tới lí trí, giúp cho người đọc, người nghe sáng tỏ vấn đề hơn. Còn muốn tác động tới tình cảm, người viết phải có những rung động, những cảm xúc thực sự trước vấn đề mà mình trình bày. Khi tình cảm, cảm xúc giả tạo hoặc hời hợt thì ngôn từ cũng sẽ khiên cưỡng, lời lẽ cũng sẽ giả tạo, vì vậy cũng không thể nói tới chuyện tác động đến trái tim, đến khối óc của người đọc, người nghe.
- Không phải một bài văn nghị luận nào cứ dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm càng tăng, vì :
- Biểu cảm, cảm thán chỉ là những yếu tố phụ trợ của văn nghị luận.
- Muốn có giá trị biểu cảm thì yếu tố biểu cảm cần phải dùng đúng lúc, đúng chỗ.
- Biểu cảm chỉ có giá trị khi đó là những rung động, những xúc cảm thực sự mà không phải là sự giả dối, sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.
-------------
Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 2 trang 96 SGK ngữ văn 8 tập 2 được HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận tốt hơn trước khi đến lớp.
Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 8 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.