Bài 1 trang 44 SGK Ngữ văn 8 tập 2
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 44 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Câu cảm thán chi tiết nhất.
Đề bài: Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao?
a) Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
b) Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
(Thế Lữ, Nhớ rừng)
c) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Trả lời bài 1 trang 44 SGK văn 8 tập 2
Cách trả lời 1:
a) Câu cảm thán: "Than ôi! Lo thay! Nguy thay!"
-> Có dấu chấm than kết thúc câu kết hợp bộc lộ sự lo lắng trước tình thế nguy kịch khi đê sắp vỡ.
b) Câu cảm thán: "Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"
-> Bộc lộ khát vọng, tình cảm nhớ mong chốn cũ, rừng xưa của con hổ.
c) Câu cảm thán: "Chao ôi… mình thôi"
-> Sự hối tiếc, ân hận trước những hành động hung hăng, hống hách của Dế Mèn.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn soạn bài Câu phủ định
Cách trả lời 2:
Không phải tất cả các câu trong những đoạn trích trên đều là câu cảm thán, chỉ có các câu sau mới là câu cảm thán:
a) Than ôi! Lo thay! Nguy thay! (từ cảm thán: than ôi, thay)
b) Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! (từ cảm thán: hỡi, ơi)
c) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách, láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. (từ cảm thán: chao ôi)
Trên đây là 2 cách trả lời câu hỏi bài 1 trang 44 SGK ngữ văn 8 tập 2 được chúng tôi tổng hợp và biên soạn dành cho các em tham khảo. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Câu cảm thán nhé.
Chúc các em học tốt !