Bài 4 trang 7 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 7 SGK Ngữ văn 8 tập 2, hướng dẫn soạn bài Nhớ rừng: Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ: Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tưởng chừng ...
(407) 1355 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 7 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Nhớ rừng của Thế Lữ chi tiết nhất.

Đề bàiNhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ: "Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng

, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được" (Thi nhân Việt Nam, Sđd). Em hiểu như thế nào về ý kiến đó? Qua bài thơ, hãy chứng minh.

Trả lời bài 4 trang 7 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

Nhà phê bình Hoài Thanh đã ca ngợ Thế Lữ "như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được". Điều này nói lên nghệ thuật sử dụng từ điêu luyện, đạt đến độ chính xác cao:

- Chỉ riêng về âm thanh núi rừng Thế Lữ cho ta nghe thấy tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội.

- Điệp ngữ tạo ra sự tiếc nuối (nào đâu, đâu những,...)

- Câu thơ nhịp nhàng, cân đối khi miêu tả dáng điệu hùng dũng, mềm mại của con hổ.

Cách trả lời 2:

- Khi nói "tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường" là Hoài Thanh muốn khẳng định mạch cảm xúc sôi trào mãnh liệt, chi phối mạnh mẽ việc sử dụng câu chữ trong bài thơ của Thế Lữ. Đây chính là một trong những đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của tác phẩm.

- Khi nói "Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được" tức là nhà phê bình khẳng định tài năng của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt một cách chủ động, linh hoạt, phong phú, chính xác và đặc biệt hiệu quả để có thể biểu đạt tốt nhất nội dung bài thơ.

- "Đội quân Việt ngữ" có thể bao gồm nhiều yếu tố như: từ ngữ (ở đây là những từ ngữ diễn tả mạnh mẽ, đầy gợi cảm, giàu chất tạo hình như khi đặc tả cảnh sơn lâm hùng vĩ, gây cho người đọc ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp vừa phi thường tráng lệ, vừa thơ mộng), các cấu trúc ngữ pháp, nhịp điệu và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm (âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt).

Tham khảo thêmCác đề văn về bài Nhớ rừng thường gặp trong các đề thi

Cách trả lời 3:

- Hoài Thanh trong nhận định về thơ Thế Lữ "Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng… không thể cưỡng được" nói lên nghệ thuật sử dụng từ ngữ tinh tế, điêu luyện, đạt tới mức chính xác cao.

+ Thế Lữ sử dụng từ ngữ trong bài Nhớ rừng xuất phát từ sự thôi thúc của tâm trạng khinh ghét, căm phẫn cuộc sống hiện thời.

+ "chữ bị xô đẩy" bắt nguồn từ giọng điệu linh hoạt lúc dồn dập oai hùng, lúc trầm lắng suy tư.

+ "dằn vặt bởi sức mạnh phi thường": khao khát tự do, vượt thoát khỏi thực tại tầm thường, tù túng.

+ Ngôn ngữ có chiều sâu: tạo dựng được ba hình tượng với nhiều ý nghĩa (con hổ, vườn bách thú, núi rừng).

+ Thế Lữ cũng là cây bút tiên phong cho phong trào Thơ Mới vì thế sự thôi thúc vượt thoát khỏi những chuẩn mực cũ giúp ông chủ động khi sử dụng ngôn từ.

Cách trả lời 4:

Có thể trình bày thành một bài văn chứng minh ngắn dựa trên dàn ý sau đây:

* Giải thích ý kiến:

- Hoài Thanh đề cập đến nội dung cảm xúc mãnh liệt tương ứng với một hình thức thể hiện khoáng đạt, linh hoạt.

- Từ đó, ông đánh giá tài ghệ của Thế Lữu trong việc “điều khiển đội quân Việt ngữ”.

* Chứng minh ý kiến của Hoài Thanh: ý kiến đó được thể hiện rõ ở những khía cạnh:

- Cảm xúc phong phú, mãnh liệt.

- Sự mãnh liệt của cảm xúc thể hiện qua:

+ Giọng thơ sôi nổi, da diết và hùng tráng với nhịp điệu linh hoạt.

+ Mạch thơ cuồn cuộn, dạt dào.

+ Hình ảnh thơ rực rỡ giàu tính tạo hình, biểu cảm với những so sánh và ẩn dụ táo bạo.

+ Từ ngữ phong phú được sử dụng rất ấn tượng, đắc địa.

=> Tóm lại, “Nhớ rừng” là một “khúc trường ca dữ dội” thể hiện tâm trạng vĩ đại của chúa sơn lâm đồng thời là một tác phẩm hội họa hoành tráng, kì vĩ làm hẳn lên mặt bằng câu chữ hình tượng vị “chúa tể cả muôn loài”.

Đọc thêm văn mẫuPhân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

-/-

Trên đây là 4 cách trả lời câu hỏi bài 4 trang 7 SGK ngữ văn 8 tập 2 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em có một lựa chọn trình bày tối ưu nhất khi soạn bài Nhớ rừng.

Chúc các em học tốt !


(407) 1355 04/08/2022