Bài 2 trang 53 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 53 SGK Ngữ văn 8 tập 2, hướng dẫn soạn bài Câu phủ định ngữ văn 8 : Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?
(392) 1308 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 53 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Câu phủ định chi tiết nhất.

Đề bàiĐọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

a) Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa.

(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)

b) Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.

(Băng Sơn, Quả thơm)

c) Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.

(Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội)

Câu hỏi:

- Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?

- Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên. So sánh những câu mới đặt với những câu trên đây và cho biết có phải ý nghĩa của chúng hoàn toàn giống nhau không?

Trả lời bài 2 trang 53 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

- Tất cả 3 câu trong a, b, c đều là câu phủ định, vì đều có những từ phủ định như không (trong a và b), chẳng (trong c). Nhưng những câu phủ định này có điểm đặc biệt là có một từ phủ định kết hợp với mọi từ phủ định khác (như trong a: không phải là không) hay kết hợp với một từ nghi vấn (như trong c: ai chẳng), hoặc kết hợp với một từ phủ định khác và một từ bất định (như trong b: không ai không). Khi đó ý nghĩa của cả câu phủ định là khẳng định, chứ không phải phủ định.

- Đặt câu không có từ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên:

+ Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song nó vẫn có ý nghĩa.

+ Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cỏ mùa thu vào lòng vào dạ.

+ Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghến cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.

- So với những câu khẳng định mới đặt, những câu phủ định có thêm từ phủ định đi kèm như câu cũ có tính chất nhấn mạnh ý hơn.

Tham khảo thêmSoạn bài Hành động nói ngắn gọn

Cách trả lời 2:

Những câu không có từ ngữ phủ định mà tương đương với những câu trên là:

a) Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song lại có ý nghĩa.

b) Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, mọi người đều từng ăn…

c) Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ…

Việc dùng câu phủ định theo lối dùng hai từ ngữ phủ định (gọi là phủ định của phủ định) hay dùng một từ phủ định kết hợp với một từ bất định (không), một từ nghi vấn là cách để nhấn mạnh hơn ý cần diễn đạt. Nghĩa của các câu loại này chắc chắn sẽ đậm hơn nghĩa của các câu khẳng định tương đương (như đã lấy ví dụ ở trên).

Cách trả lời 3:

a) Dùng cách nói phủ định của phủ định "không phải là không" để thể hiện sự khẳng định.

- Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song vẫn có ý nghĩa.

b) Dùng cách nói phủ định của phủ định "không ai không từng" để khẳng định món hồng hạc vàng và hồng ngọc đỏ là hai món ăn trong ngày Trung thu.

- Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.

c) Dùng từ nghi vấn kết hợp với từ phủ định "ai chẳng" để khẳng định thời thơ ấu ở Hà Nội ai cũng thích thú thưởng thức món sấu.

- Từng trải qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có lần nghển cổ nhìn lên tầng lá cao vút mà ngắm nghía một cách ao ước chùm sấu non xanh hay thích thú nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.

-/-

Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 2 trang 53 SGK ngữ văn 8 tập 2 được tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Câu phủ định tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !


(392) 1308 04/08/2022