Đề 3 trang 93 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi đề 3 trang 93 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học
(386) 1286 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi đề 3 trang 93 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

Trả lời đề 3 trang 93 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi đề 3 trang 93 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Khái quát nội dung.

– Đưa ra vấn đế nghị luận: Vẻ đẹp của hình tượng  người nghĩa sĩ nông dân.

2. Thân bài:

Trình bày các ý chính:

– Nguồn gốc:

Cui cút.

Toan lo.

Việc cuốc, cày, bừa – quen làm.

Biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Xa lạ với việc nhà binh.

=> Người nông dân nghèo khổ, kiền lành, chất phác.

– Những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm với người nông dân:

Tình cảm: Có lòng yêu nước (trông tin…), căm thù giặc sâu sắc (… ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ, muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ, trắng lốp, đen sì).
Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy, tự nguyện xung quân chiến đấu, quyết tâm đuổi giặc. (Một mối xa thư đồ sộ … treo dê bán chó)
Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ…) Đất nước có ngoại xâm – chờ đợi triều đình – không có hồi âm.

– Chiến đấu dũng cảm: đốt xong, chém rớt, đạp rào, xô cửa, đâm ngang, chém ngược…  => khí thế tấn công như vũ bão, làm tăng vẻ đẹp tráng ca, hiên ngang, bất khuất, kiên cường, đẹp trong tư thế ngẩng cao đầu, tay cầm vũ khí.

– Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ:

Mộc mạc giản dị (manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi)

Rất mực nghĩa khí và với tinh thần xả thân cứu nước hết sức quả cảm (Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. […] Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.)

– Niềm tiếc thương, đau xót cùng thái độ cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người nghĩa sĩ.

Cách trình bày 2

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Chiểu

- Giới thiệu tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

b. Thân bài:

- Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động chất phác, giản dị, sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó). Họ chỉ quen với việc đồng áng, hoàn toàn xa lạ với binh đao. (Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.)

- Những chuyển biến khi giặc Pháp tới xâm lược:

+ Tình cảm: Có lòng yêu nước (trông tin …), căm thù giặc sâu sắc (muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ).

+ Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ … treo dê bán chó)

+ Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ …)

- Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ:

+ Mộc mạc giản dị (manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi)

+ Rất mực nghĩa khí và với tinh thần xả thân cứu nước hết sức quả cảm (Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. […] Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bòn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.)

c. Kết bài:

- Nguyền Đình Chiểu đã bất tử hóa hình tượng người nông dân yêu nước chống giặc ngoại xâm. Ông đã xây dựng được bức tượng đài nghệ thuật bất hủ về người nghĩa sĩ nông dân hiên ngang, dũng cảm trong tác phẳm của mình. Bài văn tế như một cái mốc, một minh chứng về tấm lòng yêu nước, về phẩm chất của người nông dân lao động.

- Tinh thần chiến đấu của người nghĩa binh nông dân là tấm lòng yêu nước nghìn đời đáng ghi nhớ và học tập.

>> Văn mẫuVẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

-/-

Đề 3 trang 93 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(386) 1286 04/08/2022