Bài 2 trang 36 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 36 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân (tiếp theo)
(379) 1262 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 36 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân (tiếp theo) chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài

:

Trong những câu thơ sau, từ xuân được dùng theo sự sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ như thế nào? Hãy phân tích nghĩa của từ xuân trong lời thơ của mỗi người.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.

(Hồ Xuân Hương, Tự tình – bài II)

Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.

(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)

Mùa xuân là Tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

(Hồ Chí Minh)

Trả lời bài 2 trang 36 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân (tiếp theo) tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 36 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Từ xuân vốn mang nghĩa phổ quát, nó được coi là mùa chuyến tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của một năm. Nhưng khi xuất hiện trong văn chương, từ xuân lại mang nhiều nghĩa khác nhau:

– Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi rồi xuân lại (Hồ Xuân Hương), từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ sức sống và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.

– Trong câu thơ của Nguyễn Du: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay, thì từ xuân trong cành xuân chỉ vẻ đẹp của người con gái, tuổi xuân của người con gái.

– Từ xuân (bầu xuân) trong câu thơ của Nguyễn Khuyến (Chén quỳnh tương ắp bầu xuân) lại có nghĩa chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào của tuổi trẻ, chỉ tình cảm bạn bè thắm thiết.

– Trong câu thơ của Hồ Chí Minh:

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân, mùa xuân đầu tiên của năm, trong khi đó từ xuân thứ hai chỉ sức sống mới và sự tươi đẹp.

Cách trình bày 2

– Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại thì hai từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân, sức sống của con ngươi và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.

– Trong câu thơ: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay, từ xuân trong từ cành xuân chỉ vẻ đẹp của người con gái vẫn đang trong tuổi xuân thì.

– Từ xuân trong câu thơ Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân của Nguyễn Khuyến chỉ chất men sau nồng của rượu ngon, đồng thời nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào, tình cảm bạn bè thắm thiết.

– Trong hai câu thơ của Hồ Chí Minh: Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân. Từ xuân trong câu thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi đẹp.

Cách trình bày 3

Từ xuân vốn mang nghĩa phổ quát là: "Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm" (Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên) nhưng xuất hiện trong văn chương, từ xuân lại mang nhiều nghĩa khác nhau:

- Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại (Hồ Xuân Hương). Từ xuân thứ nhất chỉ tuổi xuân, còn từ xuân thứ hai lại chỉ mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân càng khiến cho nhà thơ thêm buồn tủi, chán chường…

- Trong câu thơ sau của Nguyễn Du: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay. Từ xuân trong cành xuân chỉ vẻ đẹp,  tuổi xuân của người con gái.

- Từ xuân (bầu xuân) trong câu thơ của Nguyễn Khuyến: Chén quỳnh tương ám ắp bầu xuân, có nghĩa chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào của tuổi trẻ, chỉ tình cảm bạn bè thắm thiết.

- Trong câu thơ của Hồ Chí Minh: Mùa xuân là tết trồng cây,/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân, mùa đầu tiên của năm, trong khi đó từ xuân thứ hai chỉ sức sống mới và sự tươi đẹp.

Cách trình bày 4

Từ xuân theo nghĩa thực là để chỉ một mùa trong năm. Đây là mùa chuyển tiếp từ mùa đông sang hạ. Thời tiết ấm áp hơn, vạn vật đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân thường được coi là mùa mở đầu của một năm.

Các từ xuân trong các câu thơ trên vừa mang nghĩa thực nhưng cũng vừa mang nghĩa ẩn dụ

Câu 1: Xuân ở đây ngoài để chỉ một mùa của năm còn là để chỉ tuổi thanh xuân của người phụ nữ. Xuân của đất trời cứ đến rồi đi, cứ đi rồi sẽ quay lại. Nhưng tuổi trẻ của con người, đặc biệt là người phụ nữ sẽ chẳng thể nào trở lại được nữa. Sự trở lại của mùa xuân cũng đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi trẻ. Nỗi buồn tiếc, chán chường của nhân vật trức tình cũng vì thế mà được nhân lên gấp bội.

Câu 2: Xuân ở đây để chỉ vẻ đẹp, sự tròn đầy, viên mẫn của người con gái - chỉ vẻ đẹp, sự trinh trắng của Thúy Kiều. Câu thơ là sự băn khoăn, lo lắng của  Kiều khi nghĩ đến việc khi Kim Trọng trở lại hỏi thăm Thúy Kiều thì mới hay tin Kiều đã sang tay kẻ khác mà đau đớn, xót xa.

Câu 3: Xuân trong câu thơ để chỉ mùi thơm của rượu ngon, cay nồng và hấp dẫn. Nhưng đồng thời nó cũng là từ biểu trưng cho tuổi trẻ, sức sống dào dạt của con người và tình bạn thắm thiết giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.

Câu 4: Có 2 từ xuân. Từ xuân thứ nhất mang nghĩa thực, để chỉ mùa xuân của thiên nhiên đất trời với sức sống dồi dào, mãnh liệt. Còn từ xuân thứ hai mang nghĩa chuyển chỉ sự phát triển, sức sống và tự do.

Cách trình bày 5

- Từ xuân vốn mang nghĩa phổ quát là: Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm.

- Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại (Hồ Xuân Hương). Từ xuân thứ nhất chỉ tuổi xuân, còn từ xuân thứ hai lại chỉ mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân càng khiến cho nhà thơ thêm buồn tủi, chán chường…

- Trong câu thơ sau của Nguyễn Du: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay. Từ xuân trong cành xuân chỉ vẻ đẹp,  tuổi xuân của người con gái.

- Từ xuân (bầu xuân) trong câu thơ của Nguyễn Khuyến: Chén quỳnh tương ám ắp bầu xuân, có nghĩa chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào của tuổi trẻ, chỉ tình cảm bạn bè thắm thiết.

- Trong câu thơ của Hồ Chí Minh: Mùa xuân là tết trồng cây,/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân, mùa đầu tiên của năm, trong khi đó từ xuân thứ hai chỉ sức sống mới và sự tươi đẹp.

-/-

Bài 2 trang 36 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân (tiếp theo) trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(379) 1262 04/08/2022