Bài 1 trang 74 SGK Ngữ văn 11 tập 1
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 74 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
a) Trong câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa trèo (Nguyễn Khuyến), từ lá được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy xác định nghĩa đó.
b) Trong tiếng Việt, từ lá còn được dùng theo nhiều nghĩa khác trong những trường hợp sau:
– lá gan, lá phổi, lá lách,…
– lá thư, lá đơn, lá thiết, lá phiếu, lá bài,…
– lá cờ, lá buồm,…
– lá cót, lá chiếu, lá thuyền,…
– lá tôn, lá đồng, lá vàng,…
Hãy xác định nghĩa của từ lá trong mỗi trường hợp kể trên, cho biết cơ sở và phương thức chuyển nghĩa cửa từ lá.
Gợi ý:
– Từ lá được dùng trong những trường hợp định danh khác nhau, nhưng những vật được gọi tên đó có điểm gì giống nhau?
– Các nghĩa trên đây của từ lá có quan hệ với nhau như thế nào?
Trả lời bài 1 trang 74 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 74 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
a) Trong câu thơ lá vàng trước gió khẽ đưa vèo (Nguyễn Khuyến – Thu điếu),từ lá được dùng theo nghĩa gốc. Đó là nghĩa: chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, hình dáng mỏng, có bề mặt.
b) Trong tiếng Việt, từ lá còn được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau:
– lá gan, lá phổi, lá lách,… từ lá được dùng với các từ chỉ bộ phận cơ thể người.
– lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài,… từ lá được dùng với các từ chỉ vật bằng giấy.
– lá cờ, lá buồm,… từ lá dùng để chỉ các vật bằng vải.
– lá cót, lá chiếu, lá thuyền… từ lá dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ,…
– lá tôn, lá đồng, lá vàng,… từ lá dùng với các từ chỉ kim loại.
Trong các trường hợp trên, từ lá tuy được dùng với các trường nghĩa khác nhau, nhưng vẫn có điểm chung:
– Khi dùng với các nghĩa đó, từ lá gọi tên các sự vật khác nhau, nhưng các vật đó có điểm tương đồng: đều là các vật có hình dáng mỏng, dẹt, có bề mặt như cái lá cây.
– Do đó các nghĩa của từ lá có quan hệ với nhau (đều chỉ các vật có hình dáng mỏng như lá cây).
Cách trình bày 2
a, Từ lá được dùng theo nghĩa gốc: chỉ một bộ phận của cây, thường có màu xanh, hình dáng mỏng, mặt có gân lá
b, Từ lá được hiểu theo nghĩa chuyển:
– Lá gan, lá phổi, lá lách: những từ lá chỉ các bộ phận trong cơ thể con người
– Lá thư, lá đơn, lá phiếu, lá thiếp, lá bài: chỉ các sự vật bằng giấy
– Lá cờ, lá buồm: chỉ vật làm bằng vải
– Lá cót, lá chiếu, lá thuyền: những vật làm bằng chất liệu như gỗ, cói, tre, nứa…
– Lá tôn, lá đồng, lá vàng: từ lá dùng với các từ chỉ vật làm bằng kim loại
– Cơ sở và phương thức chuyển nghĩa: trong các từ trên tuy trường nghĩa khác nhau, nhưng đều dùng với các vật có điểm giống nhau (tương đồng): đều là các vật có hình dáng mỏng dẹt, bề mặt như lá cây.
Cách trình bày 3
a. Trong câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo (Nguyễn Khuyến - Thu điểu), từ lá được dùng theo nghĩa gốc. Đó là nghĩa: Chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, hình dáng mỏng, có bề mặt. Đây là nghĩa có ngay từ khi từ lá xuất hiện trong tiếng Việt.
b.
Trong tiếng Việt, từ lá còn được dùng theo nhiều nghĩa khác như:
- Trong các từ: Lá gan, lá phổi, lá mỡ, lá lách,... từ lá được dùng với các từ chỉ các bộ phận trong cơ thể người.
- Trong các từ: Lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài,... từ lá dùng với các từ chỉ vật bằng giấy.
- Trong các từ: Lá buồm, lá cờ,... từ lá dùng để chỉ các vật bằng vải.
- Trong các từ: Lá cót, lá chiếu, lá chắn, lá thuyền,... từ lá dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ,...
- Trong các từ: Lá tôn, lá đồng, lá vàng,... từ lá dùng với các từ chỉ kim loại.
Trong tất cả các trường hợp trên, từ lá tuy được dùng với các trường nghĩa khác nhau, nhưng vẫn có điểm chung, đó là:
- Khi dùng với các nghĩa đó, từ lá gọi tên các sự vật khác nhau, nhưng các vật đó có điểm giống nhau (tương đồng): Đều là các vật có hình dáng mỏng, dẹt, có bề mặt như cái lá cây.
- Do đó các nghĩa của từ lá có quan hệ với nhau trên cơ sở nét nghĩa chung (đều chỉ các vật có hình dáng mỏng như lá cây).
Cách trình bày 4
a. Từ lá trong câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo được dùng theo nghĩa gốc để chỉ một bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, hình dáng mỏng.
b. Phương thức chuyển nghĩa của từ lá
lá gan, lá lách, lá phổi: từ lá được sử dụng để chỉ các bộ phận trong cơ thể người.
lá thư, lá đơn, lá phiếu, lá bài: chỉ các vật dụng bằng giấy, dùng để giao dịch.
lá cờ, lá buồm: chỉ các vật dụng bằng vải, có kích thước rộng, bay trong gió.
lá cót, lá chiếu, lá thuyền: lá dùng với các từ chỉ những vật làm bằng chất liệu như gỗ, cói, tre, nứa…
lá tôn, lá đồng, lá vàng: dùng với các từ chỉ những vật làm bằng kim loại.
-/-
Bài 1 trang 74 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.