Bài 5 trang 75 SGK Ngữ văn 11 tập 1
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 75 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Đánh dấu trước từ ngữ thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống trong mỗi câu sau và fgiari thích lí do lựa chọn.
a) Nhật kí trong từ /.../ một tấm lòng nhớ nước.
phản ánh/ canh cánh/ thể hiện/ biểu hiện/ bộ lộ/ biểu lộ/
b) Anh ấy không /.../ gì đến việc này.
dính dấp/ liên hệ/ quan hệ/ liên can/ can dự/ liên luỵ/
c) Việt Nam muốn làm /.../ với tất cả các nước trên thế giới.
bầu bạn/ bạn hữu/ bạn/ bạn bè/
Trả lời bài 5 trang 75 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 5 trang 75 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
a) Chọn từ canh cánh vì: từ này khắc họa tâm trạng triền miên của Bác. Khi kết hợp với từ canh cánh thì cụm từ làm chủ ngữ “Nhật kí trong tù” được chuyển nghĩa: không chỉ thể hiện tác phẩm, mà còn biểu hiện con người Bác Hồ.
Các từ khác, chỉ nối đến một tấm lòng nhớ nước như là một đặc điểm nội dung của tập thơ Nhật kí trong tù.
b) Trong các từ đã cho, chỉ có thể dùng từ dính dấp hoặc liên can vào trong trường hợp này. Các từ còn lại không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc sự kết hợp ngữ pháp.
c) Trong trường hợp này cần dùng từ bạn. Các từ bầu bạn, bạn hữu, bạn bè đều có nghĩa chung là bạn, nhưng khác nhau ở chỗ:
– bầu bạn: mang nghĩa khái quát, chỉ tập thể nhiều người, lại có sắc thái gần gũi, mang tính khẩu ngữ. Với câu đã nêu chủ ngữ “Việt Nam” (số ít, trang trọng) nên không thể dùng từ bầu bạn.
– bạn hữu: mang nghĩa cụ thể, gần gũi nên không phù hợp để nói về quan hệ quốc tế.
– bạn bè: vừa có nét khái quát vừa có sắc thái thân mật, suồng sã nên không phù hợp để nói về quan hệ quốc tế.
Cách trình bày 2
Chọn từ dùng thích hợp:
a) Chọn dùng từ canh cánh vì:
- Từ này khắc hoạ tâm trạng day dứt triền miên của Bác. Khi kết hợp với từ canh cánh thì cụm từ làm chủ ngữ "Nhật kí trong tù" được chuyển nghĩa: Không chỉ thể hiện tác phẩm, mà còn biểu hiện con người Bác Hồ (nhân hoá Nhật kí trong tù).
- Các từ khác, nếu dùng, chỉ nói đến một tấm lòng nhớ nước như là một đặc điểm nội dung của tập thơ Nhật kí trong tù.
b) Trong các từ đã cho, chỉ có thể dùng liên can . Các từ còn lại không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc sự kết hợp ngữ pháp.
c) Trong trường hợp này cần dùng từ bạn. Các từ bầu bạn, bạn hữu, bạn bè đều có nghĩa chung là bạn, nhưng khác nhau ớ chỗ:
- Bầu bạn, có nghĩa khái quát, chỉ cả một tập thể nhiều người, lại có sắc thái gần gũi của khẩu ngữ. Với câu đã nêu chủ ngữ “Việt Nam” (số ít, trang trọng) nên không thế dùng từ bầu bạn.
- Bạn hữu: Có ý nghĩa cụ thể, chỉ những người bạn thân thiết nên không phù hợp để nói về quan hệ quốc tế.
- Bạn bè vừa có nghĩa khái quát vừa có sắc thái thân mật, suồng sã nên cũng không phù hợp để nói về quan hệ quốc tế.
Cách trình bày 3
Chọn từ ngữ thích hợp để dùng vào vị trí:
a. canh cánh
b. liên can
c. bạn
Giải thích:
a. Từ canh cánh mới bộc lộ rõ sắc thái tình cảm của Bác (lòng nhớ nước) khi sáng tác tập thơ này, giúp người đọc hình dung được trạng thái liên tục, ám ảnh, thường trực của tình cảm nhớ nước trong tâm hồn Bác. Các từ còn lại mang sắc thái trung tính.
b. Chỉ có thể dùng từ liên can. Còn các từ khác không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc sự kết hợp ngữ pháp.
c. Từ bạn phù hợp với sắc thái của câu nói, thể hiện thái độ, mong muốn hợp tác của Việt Nam. Phù hợp với phong cách ngoại giao, không quá thân mật.
-/-
Bài 5 trang 75 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.