Bài 2 luyện tập trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 128 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Hạnh phúc của một tang gia
(386) 1285 04/08/2022

   HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 128 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Hạnh phúc của một tang gia chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Hãy chỉ ra những mâu thuẫn và những chân dung trào phúng ở đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.

Trả lời bài 2 luyện tập trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Hạnh phúc của một tang gia tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 luyện tập trang 128 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Vũ Trọng Phụng là nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó biệt tài đặc biệt của nhà văn này là nghệ thuật trào phúng và một trong những tác phẩm thể hiện sâu sắc nhất những điều đó chính là tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia, trong đó những mâu thuẫn và chân dung trào phúng nổi lên thật sâu sắc.

Với nghệ thuật trào phúng sâu sắc tác phẩm đã để lại cho người đọc những tiếng cười sâu cay, nghệ thuật trào phúng sâu sắc thể hiện trong tác phẩm của mình, những giá trị đó biểu hiện thật sâu sắc, tạo nên tiếng cười trào phúng, sâu cay trong tâm trí của người đọc, mỗi chi tiết đều biểu hiện tiếng cười sâu cáy và đầy mâu thuẫn.

Mâu thuẫn được biểu hiện ngay trong chính nhan đề trong tác phẩm, tang gia thể hiện sự mất mát, đau buồn tuy nhiên tác giả lại thể hiện động từ hạnh phúc ở đây để nói về sự mâu thuẫn xuất hiện trong tác phẩm của mình, từ hạnh phúc của một tang gia đã biểu hiện ở những mâu thuẫn đó, con người hạnh phúc trước sự ra đi của cụ cố Hồng. Ngay trong đầu tác phẩm tác giả đã thể hiện được sâu sắc chi tiết trào phúng, mâu thuẫn trào phúng đã biểu hiện nằm rõ trong chính nhan đề của tác phẩm.

Trong đoạn trích tác giả đã miêu tả khung cảnh đám tang đối nghịch với những đám tang bình thường, con người không những không đau buồn mà còn thể hiện được niềm hạnh phúc, sung sướng khi cụ Cố mất đi họ được hưởng những tài sản to lớn của cụ Cố để lại. Đám tang được diễn ra trong khung cảnh nhộn nhịp, chu đáo, tuy nhiên đây lại là nơi để con người gặp gỡ, chim chuột nhau, nó tạo nên một tiếng cười trào phúng sâu sắc tron tác phẩm của mình.

Khung cảnh nhộn nhịp, nó trở thành nơi để con người chim chuột nhau, nơi để họ khoe mẽ của cải của mình, chính vì thế nó thực sự tạo nên tiếng cười trào phúng, sâu cay cho người đọc.

Mâu thuẫn trào phúng còn được biểu hiện ở niềm hạnh phúc của mỗi người, họ diễn những trò đểu giả, thể hiện sự đau thương, tuy nhiên đó chỉ là hành động giả dối, những con người này thật tham lam, họ chỉ muốn cụ Cố mất đi để có thể hưởng được tài sản của ông, trong đám tang trang phục mà họ sự dụng cũng biểu hiện những mâu thuẫn, chân dung trào phúng sâu sắc trong tác phẩm. Trang phục của lần lượt các nhân vật sử dụng ở đây là: Cô tuyết mặc trong bộ trang phục màu trắng, thể hiện sự tinh khôi, bà văn minh thì mặc đồ xô gai, tân thời và chiếc mũ viền trắng đen.

Mỗi con người xuất hiện trong tác phẩm đều thể hiện những phép đểu giả, khoe mẽ, và là nơi để nơi để họ thể hiện những trò lố lăng, hành động bất hiếu của họ. Cảnh đưa tang cũng thể hiện sự trào phúng sâu sắc, nó biểu hiện phép trào phúng sâu sắc, cảnh đưa tang thì nhộn nhịp, con người dường như mất hết đạo đức và thay vào đó lại có những biểu hiện vô đạo đức, trái thường với luân thường đạo lý trong xã hội.

Với biệt tài sử dụng nghệ thuật trào phúng, tác giả đã miêu tả chi tiết, sâu sắc những mâu thuẫn trào phúng, xuất hiện trong tác phẩm, những mâu thuẫn trào phúng cũng được biểu hiện chi tiết, sâu sắc trong từng tác phẩm của mình, mỗi chi tiết lại biểu hiện một nghệ thuật trào phúng riêng, khung cảnh được miêu tả, cùng với cách miêu tả nghệ thuật trào phúng, thông qua tình huống, chi tiết đã biểu hiện chi tiết, sâu sắc nghệ thuật trào phúng xuất hiện trong tác phẩm của mình.

Với nghệ thuật đặc sắc, tác phẩm đã mang lại cho người đọc tiếng cười sâu cay, nghệ thuật trào phúng, nổi bật trong tác phẩm của mình.

Cách trình bày 2

Mâu thuẫn sự trào phúng:

    + Nguyên tắc gây cười phát hiện, thể hiện mâu thuẫn nghịch lý, những điều trái khoáy ngược đời bóc trần bản chất hiện tượng

    + Mâu thuẫn trào phúng qua nhan đề: tính chất ngược đời, lố lăng

    + Mâu thuẫn giữa giả và thật: giữa hình thức thể hiện của con cháu nhà cụ cố với thực trạng đau xót của một đám tang. Những kẻ rởm đời, lọc lõi lại được tôn vinh, ngợi ca. Những bức tranh biếm họa về nhân vật lần lượt hiện ra

⇒ Tác giả tái hiện được thực trạng xã hội thượng lưu với bản chất gian manh, lố bịch, rởm đời lúc bấy giờ.

Cách trình bày 3

* Mâu thuẫn trào phúng trong đoạn trích:

- Câu chuyện của Xuân tóc đỏ và cái chết của cụ tổ. Một kẻ có tội như Xuân ngờ đâu lại trở thành có đại công với gia đình.

- Mâu thuẫn trào phúng còn thể hiện ngay trong tựa đề của chương này “Hạnh phúc của một tang gia”.

- Miêu tả tỉ mỉ niềm hạnh phúc của mọi người trước cái chết của cụ cố tổ

=> Vũ Trọng Phụng đã lột bộ mặt thật của xã hội lố lăng, chuộng hình thức, không chút tình người, vạch chân tướng của những hạng người mang danh thượng lưu trí thức, văn minh nhưng thực chất là cặn bã đạo đức giả

* Những nhân vật trào phúng: cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, cô Tuyết, cậu Tú Tân, ông Phán mọc sừng, Xuân Tóc Đỏ. Bên cạnh đó là chân dung của những người ngoài gia đình (hai tên cảnh sát Min Đơ, Min Toa, bạn cụ cố Hồng...).

=> Tác giả tái hiện được thực trạng xã hội thượng lưu với bản chất gian manh, lố bịch, rởm đời lúc bấy giờ.

Cách trình bày 4

Mâu thuẫn trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

Nhan đề: Hạnh phúc > Cho thấy sự kì lạ gợi được sự tò mò cho người đọc. Nhưng đồng thời, nhan đề đó cũng gợi mở được nội dung của đoạn trích. Bởi lẽ, trong đám tang lẽ ra người ta phải thấy đau đớn, buồn rầu nhưng trái lại người ta lại chỉ thấy hiện lên ở những kẻ được xem là người thân, người bạn một niềm vui sướng khi tham gia lễ tang của người vừa nằm xuống kia
 
Trong chính những nhân vật được khắc họa trong đoạn trích: sự đối lập hoàn toàn giữa biểu hiện bề ngoài với những suy tính bên trong - những suy tính nhỏ nhen, ích kỉ đốn mạt.

Những chân dung trào phúng

Cụ cố Hồng: mơ màng nghĩ tới cảnh mặc áo xô gai, chống gậy khóc lóc đề người ta chỉ trỏ, nhắc lại câu nói vô nghĩa "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi" hơn 1000 lần.

Ông Văn Minh: vui sướng vì cái di chúc sẽ đi vào giai đoạn thực hiện chứ không còn là trên giấy tờ; đau đầu vì không biết sẽ phải cư xử thê nào với Xuân tóc đỏ "hai cái tội nhỏ, một cái ơn to".

Bà Văn Minh: nóng lòng chờ tới giờ phát tang để lăng xê một tang phục mới của tiệm Âu hóa với thông điệp "ban cho những ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời".

Cô Tuyết: mặc bộ y phục "Ngây thơ" để chứng minh rằng mình không phải là gái hư hỏng, cũng chưa đánh mất cả chữ trinh.

Cậu Tú Tân: nóng lòng được chụp ảnh vì cậu đã phải huy động mấy chiếc máy ảnh.

Ông Phán mọc sừng: vui sướng vì ông bố vợ hứa sẽ cho thêm vài nghìn đồng, và khóc đến ngất người đi chỉ để dúi vào tay Xuân tóc đỏ một đồng giấy bạc năm đồng gấp tư để trả nốt món nợ và chữ tín của mình.

Những tay cảnh sát, giới nhà tu, những ông bạn của cụ cố Hồng, những nam thanh nữ tú đi đưa đám

=> Tất cả đều không hề mảy may thương xót, buồn thương cho người đã chết mà mỗi người đến với đám tang đều theo đuổi một suy nghĩ, mục đích của riêng mình

=> Cả một xã hội đồi bại, khốn nạn được hiện lên qua những bức chân dung trong đoạn trích - những con người tự nhận mình là tân tiến. là Âu hóa thực chất cũng chỉ là những kẻ tầm thường, đốn mạt, vô nhân tính mà thôi.

Tham khảo: Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

-/-

Bài 2 luyện tập trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Hạnh phúc của một tang gia trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(386) 1285 04/08/2022