Bài 1 trang 157 SGK Ngữ văn 11 tập 1
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 157 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Một số thể loại văn học: Thơ, truyện chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Đọc đoạn trích sau, chú ý trật tự các bộ phận câu được in đậm và trả lời câu hỏi.
Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:
– Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.
(Nam Cao, Chí Phèo)
a) Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ” mà câu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn được không?
b) Việc sắp xếp theo trật tự “nhỏ, nhưng rất sắc” có tác dụng như thế nào đối với sự thể hiện ý nghĩa của câu và sự liên kết ý trong đoạn văn?
c) So sánh với trật tự của các từ ngữ đó trong trường hợp sau:
Hắn có một con dao rất sắc nhưng nhỏ. Dao ấy thì làm sao chặt được cành cây to này!?
Trong mỗi trường hợp trên đây, trật tự sắp xếp các bộ phận câu có mục đích gì? (xét trong quan hệ về ý với các câu đi trước, đi sau)
Trả lời bài 1 trang 157 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 157 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
a) Nếu thay đổi trật tự phần in đậm ở trên thành: đó là một con dao rất sắc, nhưng nhỏ thì nội dung ý nghĩa và cấu tạo ngữ pháp của câu không sai. Nhưng đặt vào đoạn văn như vậy thì trật tự sắp xếp như vậy không phù hợp với mục đích của hành động: tác giả đoạn văn muốn nhấn mạnh mục đích đe dọa, uy hiếp bá Kiến của nhân vật Chí Phèo.
b) Nếu ta thay đổi vị trí của từ nhỏ cho cụm từ rất sắc thì cái ý mà tác giả muốn biểu đạt chẳng những không được nhấn mạnh mà còn bị giảm đi. Và như thế, cái mục đích hăm dọa của Chí Phèo đối với bá Kiến cũng không được làm nổi bật.
c) Đặt vấn đề sắp xếp lại trật tự từ trong đoạn văn trên của Nam Cao là không hợp lí, nhưng với tình huống khác, ngữ cảnh khác, thì sự sắp xếp ngược lại phù hợp.
Ví dụ, trong câu: Hắn có một con dao rất sắc nhưng nhỏ. Dao ấy làm sao chặt được cành cây này!
Như vậy, chúng ta có thể thấy, trong mỗi tình huống giao tiếp, cần xác định trọng tâm thông báo của câu từ đó mà có cách sắp xếp trật tự từ sao cho hiệu quả biểu đạt cao nhất.
Cách trình bày 2
a, Nếu thay đổi thành phần in đậm thành “đó là một con dao rất sắc nhưng nhỏ” về mặt ngữ pháp không sai
Nhưng khi đặt vào đoạn văn không phù hợp với mục đích của hành động: đe dọa, uy hiếp Bá Kiến của nhân vật Chí Phèo
b, Khi đổi vị trí từ nhỏ của cụm từ rất sắc thì ý mà tác giả muốn biểu đạt không được nhấn mạnh mà bị cắt giảm, dụng ý tác giả không được thực hiện
c, Cách sắp xếp lại vấn đề không hợp lý với những tình huống khác, ngữ cảnh khác thì sắp xếp lại phù hợp hơn.
Cách trình bày 3
a) Nếu ta thay đổi trật tự phần in đậm ở trên thành: Đó là một con dao rất sắc, nhưng nhỏ thì nội dung ý nghĩa và cấu tạo ngữ pháp của câu không sai. Nhưng đặt vào đoạn văn thì trật tự sắp xếp như vậy không phù hợp với mục đích của hành động: Tác giả đoạn văn muốn nhấn mạnh mục đích đe doạ, uy hiếp bá Kiến của nhân vật Chí Phèo.
b) Nếu ta đổi vị trí của từ nhỏ cho cụm từ rất sắc thì cái ý mà tác giả muốn biêu đạt (uy hiếp và đe doạ đối phương) chẳng những không được nhấn mạnh mà còn bị giảm đi. Và như thế, mục đích hăm doạ của Chí Phèo đối với bá Kiến cũng không được làm nổi bật.
c) Đặt vấn đề sắp xếp lại trật tự từ trong đoạn văn trên của Nam Cao là không hợp lí, nhưng với tình huống khác, ngữ cảnh khác, thì sự sắp xếp ngược lại lại phù hợp. Ví dụ, trong câu: Hẳn có một con dao rất sắc nhưng nhỏ. Dao ấy thì làm sao chật được cành cây to này, mục đích của người nói là muốn phủ định tác dụng của con dao (con dao tuy sắc nhưng nhỏ thì không thể chặt cành cây to dược). Thế nên, trong trường hợp này, việc đặt tính từ nhỏ ớ sau rất sắc lại là hợp lí.
Như vậy, trong mỗi tình huống giao tiếp, cần xác định trọng tâm thông báo của câu từ đó mà có cách sắp xếp trật tự từ sao cho hiệu quả biểu đạt là cao nhất.
Cách trình bày 4
a) có thể sắp xếp phần in đậm thành "rất sắc, nhưng nhỏ" mà câu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn không?
Nếu ta thay đổi trật tự phần in đậm ở trên thành: đó là một con dao rất sắc, nhưng nhỏ thì nội dung ý nghĩa và cấu tạo ngữ pháp của câu không sai. Nhưng đặt vào đoạn văn đã cho thì không phù hợp với mục đích của hành động, không nhấn mạnh được ý rất sắc là ý liên quan đến việc đâm chết dăm ba thằng ở câu tiếp theo.
b) việc sắp xếp nhỏ nhưng rất sắc có tác dụng như thế nào đối với sự thể hiện ý nghĩa của câu và sự liên kết trong đoạn văn?
Tác dụng của việc sắp xếp theo trật tự nhỏ, nhưng rất sắc:
- Nhấn mạnh được ý rất sắc là ý quan trọng vì dao có sắc thì mới đâm chết người được.
- Thể hiện được sự liên kết ý trong đoạn: dao rất sắc --> đâm chết dăm ba thằng.
c) so sánh với trật tự của các từ ngữ đó trong trường hợp sau: Hắn có một con dao rất sắc, nhưng nhỏ. Dao ấy thì làm sao chặt được cành cây to này?
Trường hợp câu văn này có sự đảo ngược trật tự các bộ phận thành rất ro nhưng nhỏ là để nhấn mạnh cái ý nhỏ có sự liên kết với câu sau: dao nhỏ thì không chặt được cành cây to.
-/-
Bài 1 trang 157 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.