Bài 4 trang 75 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 75 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
(369) 1231 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 75 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu trong câu thơ:

Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Giải thích lí do tác giả chọn dùng từ cậy, từ chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa với mỗi từ đó.

Trả lời bài 4 trang 75 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 75 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

– Từ đồng nghĩa với từ cậy là từ nhờ, giúp… các từ này đều có sự giống nhau về nghĩa. Nhưng từ cậy khác từ nhờ, giúp ở nét nghĩa: dùng từ cậy thể hiện được niềm tin và hiệu quả giúp đỡ từ người khác.

– Từ đồng nghĩa với từ chịu là từ nhận, nghe…. Các từ này đều mang nghĩa chung đó là sự đồng ý, sự chấp nhận với người khác. Tuy vậy:

+ Từ chịu thuận theo người khác theo một lẽ nào đó mà mình không thể không từ chối được.

+ Từ nhận là sự tiếp nhận đồng ý một cách bình thường.

+ Nghe: đồng ý, chấp nhận của kẻ dưới đối với người trên.

Cách trình bày 2

Từ đồng nghĩa với từ cậy và nhờ: cậy thể hiện niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ, hiệu quả của người khác

– Từ chịu có các từ đồng nghĩa nhận, nghe, vâng (thể hiện sự đồng ý, chấp thuận với người khác)

+ Nhận: tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường (sắc thái trung tính)

+ Nghe, vâng: đồng ý, chấp nhận của kẻ dưới với người bề trên (thái độ ngoan ngoãn, kính trọng)

+ Chịu: thuận theo người khác một lẽ nào đó mà mình có thể không hài lòng.

Dùng từ “chịu” Kiều tỏ được thái độ tôn trọng em gái mình, vừa nài ép, đồng thời coi trọng tình cảm cao quý đối với Kim Trọng.

Cách trình bày 3

Trong hai câu thơ:

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồì lên cho chị ỉạy rồi sẽ thưa.

Nguyễn Du dùng rất đắt hai từ cậy và chịu

- Từ cậy có từ nhờ là từ đồng nghĩa. Hai từ này có sự giống nhau về nghĩa (bằng lời nói tác động đến người khác với mong muốn họ giúp mình làm một việc gì đó). Nhưng cậy khác từ nhờ ở nét nghĩa: Dùng từ cậy thì thể hiện được niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả giúp đỡ của người khác.

- Từ chịu có các từ đồng nghĩa là nhận, nghe, vâng. Các từ này đểu có chung nét nghĩa chỉ sự đồng ý, sự chấp thuận với người khác. Tuy nhiên, mỗi từ lại có những nét nghĩa riêng:

+ Nhận: Sự tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường (nghĩa biểu cảm trung tính).

+ Nghe, vâng: đồng ý, chấp nhận của kẻ dưới đối với người trên, thể hiện thái độ ngoan ngoãn, kính trọng.

+ Chịu (lời): Thuận theo người khác theo một lẽ nào đó mà mình có thể không hài lòng. Dùng từ "chịu", Kiều tỏ được thái độ vừa tôn trọng em gái mình vừa nài ép, đồng thời coi trọng tình cảm cao quý đối với Kim Trọng.

Cách trình bày 4

Từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu có thể thay thế trong câu thơ:

Cậy: nhờ, nhờ vả, nhờ cậy.

Chịu: bằng lòng, đồng ý, chấp nhận.

Trong câu thơ trên, Nguyễn Du dùng hai từ ngữ rất đắt là cậy và chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa khác để biểu lộ được sắc thái, tâm trạng của Kiều trong lúc quyết định trao duyên cho người em gái Thúy Vân: vừa đau xót khi chấp nhận xa gia đình, bán mình chuộc cha, vừa đau đớn dứt bỏ tình cảm với Kim Trọng. Kiều đã tin tưởng vào người em gái và mang ơn Thúy Vân sẽ giúp mình trong hoàn cảnh éo le này.

-/-

Bài 4 trang 75 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(369) 1231 04/08/2022