Bài 1 trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 49 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Chạy giặc chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả như thế nào? Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả.
Trả lời bài 1 trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Chạy giặc tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 49 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
Cảnh đau thương của đất nước được hiện lên qua những hình ảnh:
+ Lũ trẻ lơ xơ chạy
+ Đàn chim dáo dác bay.
+ Bến Nghé tan bọt nước.
+ Đồng Nai nhuốm màu mây.
=> Hình ảnh chân thực dân, lên khung cảnh hoảng loạn của nhân dân, sự chết chóc, tang thương của đất nước trong buổi đầu có thực dân Pháp xâm lược.
Cách trình bày 2
Mở đầu bài thơ tác giả nêu:
+ Cảnh chạy giặc nhốn nháo trước tiếng súng xâm lược
+ Cảnh phiên chợ quê ồn ào, tấp nập trở nên hỗn loạn, nháo nhác
+ Tình cảnh đất nước rơi vào nguy khốn “một bàn cờ thế phút sa tay”
+ Cảnh nhân dân hoảng loạn “lũ trẻ lơ xơ chạy”, “bầy chim dáo dác bay”…
+ Sự bị động của triều đình phong kiến trước kẻ thù đã dẫn tới hậu quả mất nước, mất mát về người lẫn của
b, Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả:
+ Hai câu thực: bức tranh cụ thể sinh động cảnh tan tác bi thương của nhân dân khi giặc xuất hiện đột ngột
+ Biện pháp đảo ngữ, làm nổi bật trước mắt người đọc vẻ xơ xác, tan tác của lũ trẻ và bầy chim khắc họa được sự hoang mang và ngơ ngác của chúng
+ Những địa danh cụ thể Bến Nghé, Đồng Nai bị giặc cướp bóc, phá phách đều tan tác
+ Tác giả viết ra những dòng thơ bằng sự xót xa trước tình cảnh của người dân vô tội, bằng sự căm thù chất chứa trong tâm can
+ Những câu thơ thể hiện sự phẫn nộ, lòng căm thù giặc của tác giả thông qua ngòi bút sắc bén
Cách trình bày 3
Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược:
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
- Cảnh chạy giặc nhốn nháo trước tiếng súng xâm lược. Cảnh phiên chợ quê ồn ào, tấp nập trở nên hỗn loạn, nháo nhác. Tình cảnh đất nước rơi vào nguy khốn “một bàn cờ thế phút sa tay”
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay
- Cảnh nhân dân hoảng loạn “lũ trẻ lơ xơ chạy”, “bầy chim dáo dác bay”…
- Sự bị động của triều đình phong kiến trước kẻ thù đã dẫn tới hậu quả mất nước, mất mát về người lẫn của
Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả:
- Hai câu thực: bức tranh cụ thể sinh động cảnh tan tác bi thương của nhân dân khi giặc xuất hiện đột ngột
- Biện pháp đảo ngữ, làm nổi bật trước mắt người đọc vẻ xơ xác, tan tác của lũ trẻ và bầy chim khắc họa được sự hoang mang và ngơ ngác của chúng
- Những địa danh cụ thể Bến Nghé, Đồng Nai bị giặc cướp bóc, phá phách đều tan tác
=> Tác giả viết ra những dòng thơ bằng sự xót xa trước tình cảnh của người dân vô tội, bằng sự căm thù chất chứa trong tâm can. Những câu thơ thể hiện sự phẫn nộ, lòng căm thù giặc của tác giả thông qua ngòi bút sắc bén.
Cách trình bày 4
Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược:
Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược đất nước và nhân dân ta đang trong thời kì yên bình. Tác giả đã miêu tả chân thực sâu sắc, cảnh đất nước khi bị thực dân pháp đến nổ súng xâm lược:
Hình ảnh cảnh chợ hoang tàn, tan nát đã thể hiện một hiện thực khốc liệt của cuộc sống, hình ảnh đó miêu tả một nỗi niềm trong tâm hồn của tác giả trước những vấn đề của cuộc sống.
" Một bàn cờ thế phút sa tay": nói lên tình cảnh của đất nước ta hiện giờ: rất khó khăn, nguy hiểm, chỉ cần đi sai một bước hậu quả khôn lường.
Nhân dân ta hoảng loạn, tan tác, nơi ở xác xơ tan hoang : "lũ trẻ lơ xơ chạy", "bầy chim dáo dác bay"…
Sự bị động của nhân dân, của triều đình phong kiến trước sự xâm lược của kẻ thù đã dẫn đến hậu quả là mất nước. Đồng nghĩa với việc mất mát về người, về của là những vết thương không dễ gì lành lại được.
Tác giả đã thể hiện được tấm lòng của mình qua bài thơ này trước những đau thương do chiến tranh gây ra tác giả đã đồng cảm, và xót thương, qua đó cũng thể hiện được tấm lòng yêu nước thương dân của ông, những hình ảnh đau thương được hiện lên trong trang thơ của ông nó đạm chất hiện thực để tố cáo tội ác tày trời.
Nghệ thuật tả thực: Tác giả đã sử dụng ngòi bút tả thực để vẽ lên bức tranh hiện thực xã hội khi giặc Pháp xâm lược, thể hiện tình cảnh tan tác, bi thương của nhân dân khi ấy. Những từ láy “lơ xơ”, “dáo dác” làm nổi bật lên trước mắt người đọc dáng vẻ xơ xác, tan tác của lũ trẻ và bầy chim nhưng cũng khắc họa được tâm trạng hoang mang và ngơ ngác của chúng. Kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ, tác giả nhằm nhấn mạnh nỗi khốn khổ của người dân trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, làm tăng sức mạnh tố cáo của câu gợi và gợi nỗi xót xa thương cảm.
Cách trình bày 5
a. Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược:
- Cảnh chợ tan.
- Cảnh tan hoang, hoảng loạn của người và vật -> nói lên tình cảnh của đất nước ta hiện giờ: rất khó khăn, nguy hiểm, chỉ cần đi sai một bước hậu quả khôn lường. Nhân dân ta hoảng loạn, tan tác, nơi ở xác xơ.
b. Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả:
- Tả thực cảnh giặc đến, cảnh nhân dân nhốn nháo chạy giặc: “lũ trẻ lơ xơ chạy và bầy chim dáo dác bay. Lối đảo ngữ lơ xơ, dáo dác lên trước trong trường hợp này làm nổi bật lên trước mắt người đọc dáng vẻ xơ xác, tan tác của lũ trẻ và bầy chim nhưng cũng khắc họa được tâm trạng hoang mang và ngơ ngác của chúng.
- Quê hương cũng bị giày xéo:
"Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây".
Tiền tài, sản vật của nhân dân bị chúng thả sức cướp bóc. Nhà của làng quê bị đốt phá, lửa khói dấy lên ngút trời.
Tham khảo: Phân tích bài thơ Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu
-/-
Bài 1 trang 49 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Chạy giặc trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.