Bài 4 trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 101 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Hai đứa trẻ
(374) 1246 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 101 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Hai đứa trẻ chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả như thế nào? Vì sao chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện?

Trả lời bài 4 trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Hai đứa trẻ tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 101 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Phố huyện lúc chuyến tàu đêm qua:

– Hình ảnh con tàu được lặp lại 10 lần trong tác phẩm.

– Chuyến tàu đêm qua phố huyện là niềm vui duy nhất trong ngày của hai chị em Liên:

+ Chuyến tàu mang đến một thế giới khác: ánh sáng xa lạ, các toa đèn sáng trưng, âm thanh náo nức, tiếng hành khách ồn ào… hoàn toàn đối lập với cuộc sống buồn tẻ, quẩn quanh và đầy bóng tối nơi phố huyện.

+ Chuyến tàu còn gợi nhớ về những ký ức tuổi thơ tươi đẹp của hai chị em: “Một Hà Nội xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”.

→ Chuyến tàu trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của hai chị em Liên. Nó biểu tượng cho một cuộc sống nhộn nhịp, vui vẻ, hiện đại. Dù chỉ trong giây lát nhưng nó đưa cả phố huyện thoát ra khỏi cuộc sống tù đọng, bế tắc.

=> Qua tâm trạng đợi tàu của Liên, Thạch Lam như muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh, bế tắc ấy hãy cố vươn tới điều gì đó tốt đẹp hơn.

Cách trình bày 2

Hình ảnh đoàn tàu đêm xuất hiện trong sự chờ đợi háo hức của chị em Liên:

+ Liên “buồn ngủ ríu cả mắt” vẫn cố chờ chuyến tàu đêm, An dặn chị gọi dậy khi có đoàn tàu đi qua

+ Hai chị em cố thức không phải để bán hàng mà “muốn được nhìn chuyến tàu”

+ Con tàu với chị em Liên chính là thế giới khác

– Tác giả tập trung miêu tả tỉ mỉ, kỹ lưỡng theo trình tự thời gian, tâm trạng chờ mong của nhân vật Liên và An

– Ý nghĩa của chuyến tàu đêm đối với người dân phố huyện nghèo khổ:

+ Biểu tượng của sự sống mạnh mẽ, giàu sang, rực rỡ ánh sáng

+ Chuyến tàu gợi nhớ kỉ niệm đẹp đẽ, no đủ của chị em Liên khi thầy chưa mất việc

+ Người dân phố huyện chấm dứt hoạt động khi chuyến tàu đêm đi qua

⇒ Thông qua tâm trạng đợi tàu của Liên tác giả muốn lay tỉnh những con người đang sống nhàm chán, quẩn quanh.

Cách trình bày 3

- Nhà văn đã miêu tả rất chi tiết hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện. Bắt đầu từ xa, khi xuất hiện ánh đèn ghi phía xa xa rồi đến âm thanh “tiếng còi” vọng lại… rồi con tàu vụt qua trong giây lát, chấm nhỏ của chiếc đèn xanh rồi đêm tối lại bao bọc xung quanh. Cách miêu tả này đã diễn tả được tâm trạng chờ đợi chuyến tàu của chị em Liên và những người dân nơi đây. Liên và An háo hức chờ đợi chuyến tàu để được sống lại những ngày quá khứ tươi đẹp và cũng là để thoát khỏi trong giây lát cuộc sống đơn điệu đến đáng sợ. Chuyến tàu là cứu cánh tinh thần cho những con người nơi đây.

- Hai chị em cố gắng đợi tàu vì:

+  Đợi tàu là đợi ánh sán con tàu từ Hà Nội về mang theo.

+ Con tàu gợi nhớ kỷ niệm tuổi thơ: ngày bố còn đi làm, mẹ nhiều tiền được hưởng những thức quà ngon lạ, được đi chơi bờ hồ, uống những cốc nước lạnh xanh đỏ.

+ Đợi tàu là đợi những mơ tưởng. Với Liên, trong ký ức và hiện tại “Hà Nội xa xăm. Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo.

+ Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua”. Thế giới ấy khác hẳn đối với cuộc đời của Liên, của dân nghèo phố huyện, khắc hẳn vầng sáng ngọn đèn chị Tí và ánh lửa của bác Siêu.

Cách trình bày 4

Có sống trong cảnh nhàm chán, tẻ nhạt nơi phố huyện, ta mới hiểu vì sao đêm nào Liên cũng cùng em thức để đợi đoàn tàu đi qua với “các toa đèn sáng trưng” và nhìn hút theo nó mãi... Bởi đó là thế giới của ao ước, dù chỉ là một ao ước nhỏ nhoi, dù chỉ như là một ảo ảnh. Nhưng như thế cũng đã là những phút giây bừng sáng hạnh phúc trong cả một ngày dài buồn chán, tẻ nhạt của hai đứa trẻ.

Hình ảnh đoàn tàu tượng trưng cho một cuộc sống tươi sáng hiện ra, trước khi đoàn tàu đến cảnh vật hiện lên chỉ là những cảnh mờ nhạt, không gian yên tĩnh nhẹ nhàng. Hình ảnh đoàn tàu lóe sáng thêm những tia hy vọng mới cho hai chị em, điều này làm cho họ nhớ những quãng thời gian khi còn sống ở Hà Nội, chuyến tàu gợi cho họ những kí ức của tháng ngày êm đềm hạnh phúc trước đây – xem đó như là một niềm an ủi trong cuộc sống tù túng hiện tại.

Và để rồi khi chuyến tàu qua, họ trở lại với cuộc sống thực tại nghèo khó, vô vị - cuộc sống mà “món phở của bác Siêu trở thành một món quà xa xị không bao giờ mua được”. Để rồi tối hôm sau, họ lại chờ đợi đoàn tàu cũng giống như chờ đợi một ước mơ – một ước mơ kéo dài, chập chờn chưa định hình hẳn.

Cách trình bày 5

- Đoàn tàu trong truyện là một hình ảnh đặc sắc, được miêu tả với những hình ảnh chân thật, khi tàu đi qua cảnh phố huyện như tươi sáng hơn, nhộn nhịp hơn. Hai đứa trẻ khắc khoải chờ đợi: tàu sắp đến, tàu vụt qua, tàu đi rồi chỉ còn chấm đèn ghi nhỏ xa mãi rồi khuất sau rặng tre.

- Nguyên nhân đợi tàu:

+ Chuyến tàu từ Hà Nội về như đã đem lại một chút thế giới khác đi qua phố huyện nghèo -> khát khao thay đổi cuộc sống của hiện tại đầy buồn tẻ.

+ Hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố gợi về Hà Nội, về quá khứ vui vẻ bên gia đình.  -> Đoàn tàu như là niềm tiếc nuối một quá khứ tươi sáng đã mất vừa là niềm an ủi vỗ về đối với hiện tại nhưng nó lại vừa gióng lên một cái gì tươi sáng ở tương lai.

Tham khảo:

-/-

Bài 4 trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Hai đứa trẻ trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(374) 1246 04/08/2022