Bài 6 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 6 trang 204 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Ôn tập phần văn học (kì 1) chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)?
Trả lời bài 6 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 6 trang 204 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
– Mâu thuẫn thứ nhất là mâu thuẫn giữa nhân dân khốn khổ, lầm than với bọn hôn quân bạo tàn cùng phe cánh của chúng đã được giải quyết dứt khoát theo quan điểm của nhân dân. Bạo chúa Lê Tương Dực bị giết; đại thần Nguyễn Vũ tự sát; đám cung nữ bị những kẻ nổi loạn nhục mạ, bắt bớ.
=> Vũ Như Tô đã đứng trên quan điểm của nhân dân để giải quyết mâu thuẫn.
– Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thực của quần chúng nhân dân chưa được tác giả giải quyết một cách dứt khoát. Điều đó được thể hiện trong hồi cuối của vở kịch ở việc Vũ Như Tô cho đến lúc chết vẫn không nhận ra sai lầm của mình, vẫn đinh ninh là mình vô tội. Ông không đứng về phía Lê Tương Dực nhưng ông lại muốn mượn uy quyền và tiền tài của hắn để thực hiện hoài bão và ước mơ của mình, và vì thế vô tình gây nên nỗi khổ cho nhân dân. => Cách giải quyết vấn đề của Vũ Như Tô trong đoạn trích đã phần nào giải quyết được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật chân chính phải chú ý đến con người, người nghệ sĩ khi làm nghệ thuật phải chú ý đến điều đó.
Cách trình bày 2
Mâu thuẫn của vở kịch: nhân dân lầm than với hôn quân bạo chúa và bọn phe cánh, đã được giải quyết triệu để (Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát, cung nữ bị bắt bớ)
Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu với lợi ích thiết thực, với thực trạng đói khổ của nhân dân, mâu thuẫn này chưa được giải quyết triệt để.
+ Vũ Như Tô tới khi chết vẫn không nhận ra lỗi lầm của mình
+ Vũ Như Tô có tội hay có công, Vũ Như Tô đúng hay những người giết Vũ Như Tô đúng
+ Tác giả thể hiện sự băn khoăn qua lời đề từ, bởi tác giả cùng một bệnh với Đan Thiềm
Cách trình bày 3
- Trong hai mâu thuẫn của vở kịch và cũng là của đoạn trích Vĩnh biệt cửu Trùng Đài, mâu thuẫn giữa nhân dân khốn khổ lầm than với bọn hôn quân bạo chúa cùng phe cánh của chúng đã được giải quyết dứt khoát theo quan điểm của nhân dân. Bạo chúa Lê Tương Dực bị giết; Nguyễn Vũ - đại thần của y - tự sát; đám cung nữ bị những kẻ nổi loạn nhục mạ, bắt bớ.
- Thế nhưng mâu thuẫn thứ hai giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thực của quần chúng nhân dân chưa được tác giả giải quyết một cách dứt khoát.
+ Vũ Như Tô cho đến lúc chết vẫn không nhận ra sai lầm của mình, vẫn đinh ninh là mình vô tội. Vũ Như Tô không đứng về phía hôn quân Lê Tương Dực nhưng lại muốn mượn uy quyền và tiền bạc của hắn để thực hiện hoài bão nghệ thuật của mình, trong thực tế, đã vô tình gây thêm nỗi khổ cho nhân dân.
+ Vũ Như Tô có tội hay có công? Vũ Như Tô đúng hay những người giết Vũ Như Tô đúng?
=> Đó là những câu hỏi day dứt mà chính tác giả cũng không thể giải quyết một cách rạch ròi, dứt khoát được. Chính xác giả đã bày tỏ nỗi băn khoăn của mình qua lời đề từ: "Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc?", chẳng biết "Như Tô phải hay những người giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm". Cách nêu vấn đề của tác giả như vậy là hợp lí. Bởi lẽ, chân lí chỉ thuộc về Vũ Như Tô một nửa, còn nửa kia lại thuộc về quần chúng nhân dân.
Cách trình bày 4
- Mâu thuẫn thứ nhất là mâu thuẫn giữa nhân dân khốn khổ, lầm than với bọn hôn quân bạo tàn cùng phe cánh của chúng đã được giải quyết dứt khoát theo quan điểm của nhân dân.
=> Vũ Như Tô đã đứng trên quan điểm của nhân dân để giải quyết mâu thuẫn.
- Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thực của quần chúng nhân dân chưa được tác giả giải quyết một cách dứt khoát. Điều đó được thể hiện trong hồi cuối của vở kịch ở việc Vũ Như Tô cho đến lúc chết vẫn không nhận ra sai lầm của mình, vẫn đinh ninh là mình vô tội.
=> Cách giải quyết vấn đề của Vũ Như Tô trong đoạn trích đã phần nào giải quyết được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật chân chính phải chú ý đến con người, người nghệ sĩ khi làm nghệ thuật phải chú ý đến điều đó.
Cách trình bày 5
Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô):
- Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô với cường quyền: ông không chịu khuất phục trước cường quyền (Không đồng ý xây dựng Cửu Trùng Đài làm nơi ăn chơi, tráng táng của vua cùng với đám cung nữ) nhưng ông đã nghe lời khuyên giải của Đan Thiềm ở lại tiếp tục xây dựng Cửu Trùng Đài để làm một cảnh đẹp có thể tranh tài cùng vẻ đẹp của hóa công
=> Quan điểm của Nguyễn Huy Tưởng: Nghệ thuật không thể khuất phục trước cường quyền, quyền thế, trước sự đe dọa của các thế lực tàn bạo mà nó chỉ khuất phục trước lí tưởng cao đẹp của con người.
- Mâu thuẫn giữa người nghệ sĩ và nhân dân: Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, kinh phí xây dựng tăng lên khủng khiếp khiến triều đình phải tăng thu thuế, bắt người dân làm công với giá rẻ mạt. Đời sống nhân dân cũng vì thế mà thêm khổ cực, lầm than. Nhưng Vũ Như Tô vẫn không cho rằng đó là lỗi của mình.
=> Quan điểm của Nguyễn Huy Tưởng: nghệ thuật không thể tách rời cuộc sống, người nghệ sĩ không thể xa rời nhân dân. Bởi bản chất của nghệ thuật là khiến cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp, thanh thản hơn. Thế nhưng nghê thuật của Vũ Như Tô lại làm điều ngược lại.
- Cách giải quyết những mâu thuẫn: Nhân dân đã nổi dậy chống chính quyền, Vũ Như Tô bị giết, Cửu Trùng Đài bị thiêu rụi
=> Cái kết hợp lí, logic để kết thúc những mâu thuẫn. Cuối cùng thì cường quyền cũng bị đánh bại, người nghệ sĩ sẽ chết thảm và những công trình nghệ thuật cũng sẽ bị thiêu rụi nếu như nghệ thuật không gắn với lợi ích của nhân dân, phục vụ nhân dân.
Tham khảo thêm: Phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng
-/-
Bài 6 trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ôn tập phần văn học (kì 1) trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.