Bài 5 trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 22 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Câu cá mùa thu
(376) 1254 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 22 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Câu cá mùa thu chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Qua Câu cá mùa thu, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước?

Trả lời bài 5 trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Câu cá mùa thu tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 5 trang 22 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Bài thơ không bộc lộ trực tiếp bất cứ cảm xúc nào của tác giả. Suốt từ đầu tới cuối bài thơ, người đọc mới thấy nhân vật trữ tình xuất hiện nhưng là xuất hiện trong cái tư thế của người đi câu (Tựa gối buông cần lâu chẳng được) mà thực không phải như thế. Đó là tư thế của con người u uẩn trong nỗi lo âu triền miên, chìm đắm.

=> Nguyễn Khuyến có một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc.

Cách trình bày 2

Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.

Cách trình bày 3

- Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Điều này hẳn là đã rõ, bởi nếu không phải xuất phát từ sự gắn bó và niềm yêu thương tha thiết thì không thể vẽ nên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế. Cảnh thu đẹp nhưng không phủ nhận được cảnh có nét buồn phảng phất. Cảnh buồn một phần bởi thi đề mùa thu trong văn học vốn đã gắn với những nét buồn sầu man mác nhưng có lẽ cái nét buồn vương vấn trong bài thơ chủ yếu là cái nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình. Như đã nói, bài thơ không bộc lộ trực tiếp bất cứ cảm xúc nào của tác giả. Suốt từ đầu đến cuối bài thơ, người đọc mới thấy nhân vật trữ tình xuất hiện nhưng là xuất hiện trong cái tư thế của người đi câu (Tựa gối buông cần lâu chẳng được) mà thực không phải thế. Đó là tư thế của con người u uẩn trong nỗi lo âu triền miên, chìm đắm. Cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, đối với non sông không thể nói là không sâu sắc. Chỉ có điểu nó trầm lặng, da diết, đậm chất suy tư.

Cách trình bày 4

Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu không xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết thì không thể vẽ lên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế.

Cảnh thu rất đẹp nhưng buồn phảng phất. Đó chính là nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình. Không gian tĩnh lặng trong bài thơ góp phần thể hiện sự vắng lặng trong cõi lòng nhà thơ. Đó cũng chính là cái tính rất gợi cảm, tác động tới tâm hồn nhà thơ: một tâm trạng cô quạnh, đau xót trước tình hình đất nước bị xâm lược. Bài thơ không chỉ đơn thuần là tả việc  câu cá. Câu cá chỉ là cái cớ để nhà thơ mở rộng cõi lòng mình đón nhận cảnh thu, tình thu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được một tấm lòng thiết tha gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà vẫn không kém phần sâu sắc.

Cách trình bày 5

- Qua Câu cá mùa thu, chúng ta thấy rõ tấm lòng của nhà thơ Nguyến Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước. Cõi lòng nhà thơ đã hòa vào trời thu, cảnh thu. Cảnh thu rất đẹp, rất sinh động nhưng cũng phảng phất đâu đó nỗi buồn.

=> là tình yêu thiên nhiên, đất nước tha thiết của nhà nhơ. Phải yêu thiên nhiên, đất nước thì tác giả mới vẽ ra được một bức tranh thiên nhiên cảnh thu với màu sắc sống động, tươi sáng mà còn mang một nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ẩn sau bức tranh thu là tâm trạng của con người u uẩn chìm đắm trong nỗi lo âu triền miên không dứt về nhân dân, đất nước, về cảnh đời cảnh người.

Tham khảo: Nghị luận lòng yêu nước trong bài thơ Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến

-/-

Bài 5 trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn Câu cá mùa thu trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(376) 1254 04/08/2022