Bài 3 trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 142 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chí Phèo phần 1: Tác giả
(368) 1226 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 142 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Chí Phèo phần 1: Tác giả chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Viết về người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ, Nam Cao thường trăn trở, day dứt nhất về vấn đề gì?

Trả lời bài 3 trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Chí phèo phần 1: Tác giả tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 142 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Các sáng tác trước CM tháng Tám của Nam Cao tập trung vào cuộc sống của người trí thức tiểu tư sản, cuộc sống của người nông dân.

⇒ Nỗi day dứt, đau đớn của tác giả trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, hủy hoại nhân cách trong xã hội.

Cách trình bày 2

– Viết về người trí thức nghèo: các nhân vật trong sáng tác là những nhà văn nghèo, những viên chức, những anh giáo khổ trường tư,… Họ mang nhiều hoài bão cao đẹp, lớn lao, khát khao được phát triển nhân cách, được đóng góp cho xã hội, được khẳng định trước cuộc đời. Nhưng họ bị xã hội bất công và cuộc sống nghèo đói “ghì sát đất”. Những hoài bão và ước mơ cao đẹp của họ bị vùi lấp một cách phũ phàng. Tác giả tập trung miêu tả và phân tích tình trạng “sống mòn” hay “chết mòn” của con người, Nam Cao đã phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời thể hiện niềm khao khát một lẽ sống lớn, một cuộc sống có ích và có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người.

– Ở đề tài người nông dân: Nam Cao phản ánh chân thật cuộc sống bi thảm, tối tăm của người nông dân sau lũy tre làng. Nhà văn quan tâm đến số phận khốn khổ của những người nông dân thấp cổ, bé họng, thường xuyên bị đè nén, bị áp bức. Ông đặc biệt đi sâu vào tình cảnh số phận những con người bị đày đọa vào cảnh nghèo đói, cùng đường, bị hắt hủi, lăng nhục một cách tàn nhẫn, bất công. Viết về hiện tượng người nông dân bị đẩy vào tình trạng tha hóa, lưu manh hóa, Nam Cao đã kết án đanh thép xã hội tàn bạo đã hủy hoại nhân tính của những con người bản chất vốn hiền lành. Nhà văn không hề bôi nhọ họ mà trái lại, đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ, ngay cả khi họ bị xã hội vùi dập, cướp mất cả nhân hình, nhân tính.

Cách trình bày 3

a. Ở mảng để tài người trí thức tiểu tư sản:

Ở mảng đề tài này, đóng góp nổi bật trước hết của Nam Cao là đã phán ánh một cách chân thực thực trạng buồn thảm, cơ cực của những người trí thức tiểu tư sán nghèo, đồng thời phần nào nhà văn cũng phác hoạ được bức tranh đen tối, u ám của xã hội Việt Nam đang đứng trước bờ vực thẳm của sự khủng hoảng trước Cách mạng.

Thông qua những bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản nghèo, Nam Cao kết tội xã hội vô nhân đạo đã bóp nghẹt sự sống của con người, đẩy con người vào tình trạng chết mòn, tàn phá tâm hồn con người. Đồng thời nhà văn thể hiện cuộc đấu tranh kiên trì của những người này trước sự cám dỗ của lối sống ích kí, sự đầu độc của môi trường dung tục, từ đó ca ngợi lẽ sống nhân đạo và tình thương yêu.

b. Ở mảng đề tài người nông dân, Nam Cao cũng thường lấy nguyên mẫu từ những người quen biết, thân thuộc trong cái làng Đại Hoàng lam lũ của ông để xây dựng nên những dì Hảo, lão Hạc, lang Rận, Chí Phèo,...

Qua những sáng tác ở mảng đề tài này, Nam Cao đã phản ánh chân thật cuộc sống tối tăm, cực nhục của người nông dân sau lũy tre. Nhà văn thường quan tâm đến số phận khốn khổ của những người nông dân thấp cổ, bé họng, thường xuyên bị đè nén, áp bức nặng nề nhất. Đấy là những người cố cùng, lép vế, những người phụ nữ bất hạnh lấy phải chồng vũ phu,... Thông qua những số phận của họ, ông nêu lên tình trạnbất công ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng.

Ngoài những nhân vật nói trên, Nam Cao thường viết về những người chí vì đói quá nên đã bị lăng nhục, bị xúc phạm một cách tàn nhẫn, bất công (Một bữa no, Tư cách mõ, Lang Rận,...). Đấy là những người cằn cỗi, u mê, thậm chí dị hình dị dạng, đầy thú tính, có khi gây nên những chuyện nhục nhã, xấu xa. Viết về quá trình tha hoá của những con người này, nhà văn đã có những phát hiện sâu sắc: Xã hội tàn bạo đã huỷ diệt cả thể xác lẫn tâm hồn của những người nông dân lương thiện, đẩy họ vào cuộc sống không lối thoát. Đồng thời, nhà văn cũng khắng định nhân cách và bản chất lương thiện của những con người này ngay cả khi họ dã bị xã hội độc ác cướp mất cả hình hài và tính cách con người.

Ngoài ra, với tư cách là một cây bút hiện thực nghiêm ngặt, Nam Cao cũng không ngần ngại chỉ ra những thói hư, tật xấu của người nông dân, phần do môi trường nghèo đói, phần do chính những con người này gây ra (Đòn chồng, Trẻ con không dược ăn thịt chó,...). Tất cả những điều đó chứng tỏ chiều sâu hiện thực và nhân đạo trong ngòi bút của Nam Cao.

=> Có thể nói, dù viết về đề tài người nông dân hay người trí thức, vượt lên trên ý nghĩa cụ thể của đề tài, sáng tác của Nam Cao thường chứa đựng những nội dung triết học sâu sắc, có khả năng khái quái những quy luật chung của đời sống như vật chất và ý thức, hoàn cảnh và con người, môi trường và tính cách,... Nam Cao luôn trăn trở, day dứt về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con người, luôn day dứt tới mức đau đớn trước tình trạng xã hội vô nhân đạo dã đầy đoạ con người vào trong sự nghèo đói, vùi dập những ước mơ, làm chết mòn đời sống tinh thần và lẽ sống cao đẹp của họ; đồng thời cũng đau đớn vô hạn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí huỷ diệt mất nhân tính.

Cách trình bày 4

Sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tâp trung chủ yếu vào hai để tài chính: Người tri thức nghèo và người nông dân nghèo.

Đề tài trí thức, đáng chú ý có các truyện ngắn Giăng sáng, Đời thừa, Những truyện không muốn viết, Mua nhà, Truyện tình, Quên điều độ, Cười, Nước mắt,… và tiểu thuyết Sống mòn.

Trong những tác phẩm này, Nam Cao đã miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ, đặt ra những vấn đề có tầm triết luận sâu sắc, có ý nghĩa rất lớn vượt ra khỏi phạm vi đề tài. Họ là những trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sống và nhân phẩm, có hoài bão, có tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo gạo tiền và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho “chết mòn”, phải sống như một kẻ vô ích, một người thừa.

Không chỉ thành công trong sáng tác về tri thức, Nam Cao còn là cây bút xuất sắc khi viết về người nông dân. Ông để lại một gia tài đồ sộ viết về cuộc sống tối tăm, số phận bi thảm của người nông dân, tiêu biểu là các tác phẩm: Chí Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo, Lang Rận, Một bữa no, Một đám cưới, Mua danh, Trẻ con không được ăn thịt chó,…Chí phèo xứng đáng là một kiệt tác.

Viết về đề tài này, Nam Cao đã dựng lên một bức tranh chân thực vể nông thôn Việt Nam nghèo xơ xác trên con đường phá sản, bần cùng, hết sức thê thảm những năm 1940 – 1945. Ông chú ý tới những con người thấp cổ bé họng, những số phận bi thảm. Họ càng hiền lành nhẫn nhục thì càng bị trà đạp tàn nhẫn, phũ phàng. Ông đi sâu vào tình cảnh, số phận của những con người bị đọa đầy vào cảnh nghèo đói, cùng đường bị hắt hủi,..Viết về đề tài người nông dân bị đẩy vào tình trạng tha hóa lưu manh, Nam Cao đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đã hủy hoại nhân tính con người – những con người vốn có bản tính hiền lành.

Dù viết về đề tài nào thì sáng tác của Nam Cao luôn chứa đựng nội dung triết học sâu sắc, có khả năng khái quát những quy luật đời sống như vật chất, ý thức, hoàn cảnh và con người, môi trường và tính cách,…Nam Cao luôn trăn trở về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con người, luôn day dứt đến mức đau đớn trước tình trạng xã hội vô  nhân đạo đã đọa đày con người trong đói khổ, vùi dập ước mơ, làm chết mòn đời sống tinh thần và lẽ sống cao đẹp của họ.

Sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 -1954). Nhật ký Ở rừng (1948), truyện ngắn Đôi mắt (1948) là những tác phẩm tiêu biểu thời kỳ đầu kháng chiến.

>> Tham khảoThuyết minh về tác giả Nam Cao

-/-

Bài 3 trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Chí phèo phần 1: Tác giả trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(368) 1226 04/08/2022