Bài 3 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 34 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Vịnh khoa thi Hương
(381) 1270 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 34 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Vịnh khoa thi Hương chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu 5, 6.

Trả lời bài 3 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Vịnh khoa thi Hương tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 34 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

– Hình ảnh:

+ Quan sứ: công sứ Nam Định, được tiếp đón trọng thể.

+ Mụ đầm: vợ quan sứ, ăn mặc diêm dúa, điệu đà.

→ Sự phô trương, hình thức, không đúng nghi lễ của một kì thi.

– Nghệ thuật đối: Lọng đối lập váy, trời đối lập đất, quan sứ đối lập mụ đầm

→ Thái độ mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân.

=> Tất cả báo hiệu về một sự sa sút về chất lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến.

Cách trình bày 2

- Sự có mặt của vợ chồng quan sứ đáng lẽ sẽ làm cho quang cảnh trường thi trang nghiêm hơn. Song trái lại, sự hiện diện của chính quyền thực dân lúc này càng tâng thêm sự chua chát. Quyết định số phận của của các sĩ tử là một kẻ ngoại bang không biết gì về Nho học. Nơi cửa Khổng sân Trình là nơi mặc sức, tự nhiên lê váy của mụ đầm. “Váy lê quét đất” đối với “Lọng cắm rợp trời” (còn làm nhục quốc thể) chao ôi thật chua chát. So với bài thơ khác “Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt - Dưới sân ông cử ngẩng đầu rồng” thì sự nhục nhã ấy chỉ là một.

– Nghệ thuật đối: Lọng đối lập váy, trời đối lập đất, quan sứ đối lập mụ đầm

→ Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân.

=> Bốn câu thơ vạch trần sự nhếch nhác, tuỳ tiện của khoa cử lúc bấy giờ. Đồng thời ngầm thể hiện nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc.

Cách trình bày 3

Đối lập với hình ảnh sĩ tử và quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm. Sự có mặt của vợ chồng quan sứ có thể làm cho quang cảnh trường thi có vẻ trang nghiêm. Hai nhân vật này được đón tiếp linh đình: cờ cắm rợp trời.

Biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuật đối đã được vận dụng một cách triệt để, tạo nên sức mạnh đả kich, châm biếm dữ dội, sâu cay. Nơi cửa Khổng sân Trình là nơi mặc sức, tự nhiên lê váy của mụ đầm. "Váy lê quét đất" đối với "Lọng cắm rợp trời" (còn làm nhục quốc thể). Tú Xương đã đem cờ che đầu quan sứ đối lập với váy bà đầm, điều này tạo nên một tiếng cười nhưng ẩn trong đó không ít nỗi xót xa.

=> Bốn câu thơ vạch trần sự nhếch nhác, tùy tiện của khoa cử lúc bấy giờ. Đồng thời ngầm thể hiện nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc.

Tham khảo: Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi Hương

-/-

Bài 3 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Vịnh khoa thi Hương trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(381) 1270 04/08/2022