Bài 4 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 39 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Bài ca ngất ngưởng chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Đọc diễn cảm bài hát nói này. Hãy chỉ ra những nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.
Trả lời bài 4 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Bài ca ngất ngưởng tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 39 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
So với các bài thơ Đường luật gò bó, hát nói có sự linh hoạt hơn rất nhiều:
– Về số câu, tuy thông thường trong một bài hát nói có 11 câu nhưng loại lệ khá nhiều (bài này có 19 câu).
– Số chữ của mỗi câu cũng không theo quy định cứng nhắc mà uyển chuyển. Câu dài có thể đến 10 chữ, câu ngắn 6 chữ.
– Về vần, cũng có sự linh hoạt chứ không hạn vận. Có thể có những cặp đối xứng nhau nhưng bài hát nói không quy định chặt chẽ về về đối.
– Không có luật chính thức về bằng trắc quy định chặt chẽ như thơ Đường luật.
Do tính chất khá tự do nên bài hát nói thích hợp với việc diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ, khoáng đạt, phóng túng như lối sống ngất ngưởng.
Hát nói quy định về số câu, cách chia khổ nhưng người viết hoàn toàn có thể phá cách để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, về cách gieo vần, nhịp điệu,… Sự phóng khoáng của thể thơ rất thích hợp với việc truyền tải những quan niệm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà nho tài tử khao khát khẳng định mình, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo phong kiến.
Cách trình bày 2
Thể hát nói có những nét tự do, nhất là so với thể thơ Đường luật.
- Về số câu, tuy thông thường trong một bài hát nói có 11 câu nhưng loại lệ khá nhiều (bài này có 19 câu).
- Số chữ của mỗi câu cũng không theo quy định cứng nhắc mà uyển chuyển. Câu dài có thể đến 10 chữ, câu ngắn 6 chữ.
- Về vần, cũng có sự linh hoạt chứ không hạn vận. Có thể có những cặp đối xứng nhau nhưng bài hát nói không quy định chặt chẽ về về đối.
- Không có luật chính thức về bằng trắc quy định chặt chẽ như thơ Đường luật.
Do tính chất khá tự do nên bài hát nói thích hợp với việc diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ, khoáng đạt, phóng túng như lối sống ngất ngưởng.
Cách trình bày 3
Thể hát nói phát triển mạnh bắt đầu từ những năm đầu thế kỉ XIX. Nhiều nhà nho, nhà thơ đã gửi gắm tâm sự của mình trong những sáng tác bằng thể hát nói.
So với thể thơ Đường luật gò bó, chật chội và tuân thủ chặt chẽ về niêm luật. hát nói phóng khoáng và tự do hơn, giãi bày những tâm sự của nhân vật trữ tình. Hát nói có quy định về số câu, về cách chia khổ nhưng nhìn chung người viết hoàn toàn có thể phá cách để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, cách gieo vần, nhịp điệu…
Tính chất tự do đó có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà thơ thể hiện khao khát tự do, khẳng định chính mình, cởi trói khỏi những ràng buộc của xã hội.
Cách trình bày 4
- Về số câu: Đường luật hạn chế số câu theo thể thơ, hát nói thì không.
- Số chữ: Đường luật quy định số chữ trong trừng câu theo đúng thể loại. Số chữ của hát nói không theo quy định cứng nhắc mà uyển chuyển. Câu dài có thể đến 10 chữ, câu ngắn 6 chữ.
- Về vần, Đường luật theo niêm luật, thanh B – T rõ ràng. Hát nói cũng có sự linh hoạt chứ không hạn vận. Có thể có những cặp đối xứng nhau nhưng bài hát nói không quy định chặt chẽ về về đối.
=> Ý nghĩa: Do tính chất khá tự do nên bài hát nói thích hợp với việc diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ, khoáng đạt, phóng túng như lối sống ngất ngưởng.
Cách trình bày 5
Nhiều nhà thơ, nhà chính trị nổi tiếng dường như đều gửi gắm tâm sự của mình nói:
+ Thể loại hát nói nhanh chóng trở thành thể loại chiếm được vị trí độc tôn, trở thành một khuynh hướng văn học.
+ Hát nói có những ưu điểm về sự phóng khoáng thích hợp với việc truyền tải quan niệm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà nho.
-/-
Bài 4 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Bài ca ngất ngưởng trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.