Bài 4 trang 67 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 67 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố
(382) 1274 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 67 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Dựa vào chú thích trong các văn bản đã học, hãy phân tích tính hàm súc, thâm thuý của điển cố trong những câu thơ sau:

– Sầu đong càng lắc càng đầy,

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

– Nhớ ơn chín chữ cao sâu,

Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.

– Khi về hỏi liễu Chương Đài,

Cành xuân đã bẻ cho người chuyền tay.

– Bấy lâu nghe tiếng má đào,

Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trả lời bài 4 trang 67 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 67 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

– Ba thu: điển cố này lấy ý từ câu thơ trong Kinh Thi: Nhất nhật bất biến kiến như tam thu hề (Một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba mùa thu) – nói về nỗi nhớ nhung da diết của con người. Đùng điển cố này, câu thơ trong truyện Kiều muốn nói: Khi chàng Kim Trọng đã tương tư Thúy Kiều thì một ngày không thấy mặt nhau cảm giác lâu như ba năm vậy.

– Chín chữ: Kinh Thi kể chín chữ nói về công ơn của cha mẹ đối với con cái: sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc. Thúy Kiều nghĩ đến công lao của cha mẹ đối với mình, mà Kiều thì sống nơi đất khách, chưa có dịp đền đáp công lao của cha mẹ.

– Liễu Chương Đài: Gợi chuyện xa xưa của người đi làm quan ở xa, viết thư về thăm vợ con với câu: Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh – Nay có còn không – Hay là tay khác đã vịn bẻ mất rồi?. Điển cố để diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều khi nàng nghĩ đến cảnh Kim Trọng trở về chốn hẹn xưa thì Kiều đã thuộc về người khác.

– Mắt xanh: Chuyện xưa kể rằng Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh (lòng đen của mắt), không ưa ai thì mắt trắng (lòng trắng). Dẫn điển cố này để nói về cách nhìn nhận của Từ Hải về phẩm giá của nàng Kiều; mặc dù phải sống trong chốn lầu xanh, phải tiếp nhiều khách làng chơi, nhưng nàng chưa hề quý ai.

Cách trình bày 2

– Ba thu: điển cố lấy từ ý trong Kinh Thi nói về nỗi nhớ nhung da diết của con người.

⇒ Dùng điển cố với ý: Chàng Kim đã tương tư Thúy Kiều thì một ngày không gặp cảm giác như ba năm không gặp

– Chín chữ: Kinh Thi kể chín chữ nói về công lao của cha mẹ với con cái

⇒ Thúy Kiều nhớ tới cha mẹ, thương cha mẹ lo cho mình, còn mình thì biền biệt nơi đất khách

– Liễu Chương Đài: gợi chuyện người đi làm quan ở xa viết thư dạy vợ “ Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi.

⇒ Dẫn đến điển tích Kiều mường tượng tới cảnh Kim Trọng trở lại Kiều đã thuộc về người khác.

– Mắt xanh: Chuyện kể rằng Nguyễn Tịch đời Tần quý ai thì tiếp bằng mắt xanh, không ưa ai thì mắt trắng

⇒ Từ Hải muốn nói với Kiều rằng chàng biết Kiều ở chốn lầu xanh phải tiếp khách làng chơi nhưng nàng chưa hề yêu ai.

Cách trình bày 3

- Ba thu: Điển cố này lấy ý từ câu thơ trong Kinh Thi "Nhất nhật bất kiến như tam thu hề" (Một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba mùa thu) - nói về nỗi nhớ nhung da diết của con người.

Dùng điển cố này, câu thơ trong Truyện Kiều muốn nói ý: Khi chàng Kim đã tương tư Thuý Kiều thì một ngày không thấy mặt nhau cảm giác lâu như ba năm vậy.

- Chín chữ: Kinh Thi kể chín chữ nói về công lao của cha mẹ đối với con cái (sinh, cúc, phú, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc).

Dẫn điển tích này, Thuý Kiều nghĩ đến công lao của cha mẹ đối với bản thân mình. Cha mẹ đang thương nhớ lo lắng cho mình, còn mình thì biền biệt nơi đất khách, chưa hề báo đáp được ơn sinh thành của mẹ cha.

- Liễu Chương Đài: Gợi chuyện xưa của người đi làm quan ở xa, viết thư về cho vợ có câu "Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi?".

Dẫn đến điển tích này, Kiều mường tượng đến cảnh Kim Trọng trở lại thì Kiều đã thuộc về người khác rồi.

- Mắt xanh: Chuyện xưa kể rằng Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh (lòng đen của mắt), không ưa ai thì tiếp bằng mắt trắng (lòng trắng).

Dẫn điển tích này, Từ Hải muốn nói với Kiều rằng chàng biết Kiều ờ chốn lầu xanh, hằng ngày phải tiếp khách làng chơi nhưng nàng chưa hề ưa ái, bằng lòng với ai. Câu nói của Từ thể hiện lòng quý trọng và sự đề cao phẩm giá của Thuý Kiều.

-/-

Bài 4 trang 67 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(382) 1274 04/08/2022