Bài 1 trang 35 SGK Ngữ văn 11 tập 1
HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 35 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân (tiếp theo) chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài
Từ nách là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa “mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực” (Từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên). Nhưng trong câu thơ dưới đây, Nguyễn Du (trong Truyện Kiều) đã có sự sáng tạo riêng khi dùng từ nách như thế nào?
Nách tường bông liễu bay sang láng giềng.
Trả lời bài 1 trang 35 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân (tiếp theo) tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 35 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
Từ nách trong câu thơ của Nguyễn Du chỉ góc tường. Trong câu thơ này, Nguyễn Du đã chuyển nghĩa cho từ nách từ mang nghĩa chỉ vị trí thân thể con người sang chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường tạo nên một góc. Như vậy, từ nách trong câu thơ của Nguyễn Du được dùng theo nghĩa chuyển. Nó được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
Cách trình bày 2
– Từ nách được Nguyễn Du sử dụng để chỉ chỗ tiếp giáp giữa hai bức tường xây chắn chung quanh nhà (góc tường).
– Tác giả đã chuyển nghĩa từ nách từ việc chỉ một bộ phận trên cơ thể con người sang chỉ một góc tường, đó là hình ảnh ẩn dụ. Nếu thay từ nách tường bằng góc tường thì giá trị của câu thơ sẽ giảm đi rất nhiều.
Cách trình bày 3
- Từ nách trong câu thơ trên của Nguyễn Du chỉ góc tường.
- Trong câu thơ này, Nguyễn Du đã chuyển nghĩa cho từ nách từ mang nghĩa chỉ vị trí trên thân thể con người sang nghĩa chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường tạo nên một góc. Như thế từ nách trong câu thơ của Nguyễn Du được dùng theo nghĩa chuyển. Nó được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. Nếu thay từ nách tường bằng góc tường thì giá trị của câu thơ sẽ giảm đi rất nhiều.
Cách trình bày 4
- Từ nách trong câu thơ trên của Nguyễn Du chỉ góc tường.
- Trong câu thơ này, từ nách mang nghĩa chuyển. Nguyễn Du đã chuyển nghĩa cho từ nách từ mang nghĩa chỉ vị trí trên thân thể con người sang nghĩa chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường tạo nên một góc. Nó được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
Cách trình bày 5
Từ nách trong câu thơ của Nguyễn Du là để chỉ vị trí tiếp giáp giữa hai bức tường của hai nhà gần nhau. Việc sử dụng từ nách trong câu thơ khiến cho câu thơ càng tăng sức gợi hình, gợi cảm và người đọc có thể hình dung khoảng cách giữa hai nhà chỉ gần trong gang tấc. Nếu thay thế từ nách bằng từ vách hay tường thì câu thơ sẽ mất đi giá trị, mất đi cái hay của nó.
Từ nách trong câu thơ được sử dụng với nghĩa chuyển theo cách ẩn dụ. Vì giữa nghĩa thực và nghĩa chuyển có nét tương đồng đều là vị trí tiếp giáp, một cái là trên cơ thể con người, một cái là của sự vật.
-/-
Bài 1 trang 35 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân (tiếp theo) trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.