Bài 3 trang 75 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 75 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
(389) 1296 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 75 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chuyển.

Mẫu:

ngọt → Nói ngọt lọt đến xương.

đắng → Tôi đã xem bộ phim “Vị đắng tình yêu”.

Trả lời bài 3 trang 75 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 75 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Các từ chỉ vị giác có khả năng chuyển sang chỉ đặc điểm của âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc: mặn, ngọt, chua, cay, đắng…

Đặt câu:

– Chị ấy còn trẻ mà phải gặp những cơ cực, cay đắng của cuộc đời.

– Cô ấy có một giọng nói ngọt như mía lùi.

– Anh ấy nói chuyện một cách khinh bỉ, chua chát.

Cách trình bày 2

Các từ chỉ vị giác có khả năng chuyển sang chỉ đặc điểm của âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc: mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát, bùi…

+ Nói ngọt lọt tới tận xương.

+ Nó bỏ ra ngoài sau một lời chua chát.

+ Lời nó nói nghe thật bùi tai.

+ Nó nhận thấy sự cay đắng khi tin tưởng quá nhiều vào bạn mới quen của nó.

Cách trình bày 3

Các từ chỉ vị giác có khả năng chuyển sang chỉ đặc điểm của âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc: Mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát, bùi,... Có thể tham khảo một số ví dụ sau:

- Chuyển nghĩa chỉ âm thanh (giọng nói):

+ Nói ngọt lọt đến xương.

+ Nó bỏ đi trước khi buông một câu chua chát.

- Chuyển nghĩa chỉ mức độ tình cảm, cảm xúc:

+ Câu chuyện anh ấy kể nghe thật bùi tai.

+ Nó đã nhận ra nỗi cay đắng khi tin tưởng quá nhiều vào công ty mới.

Cách trình bày 4

Chua, ngọt:
Ví dụ: Em ơi chua ngọt đã từng

Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.

Ngọt: Anh ấy có chất giọng rất ngọt ngào.

Bùi: Nghe nó rủ rê đi xem phim, tôi thấy cũng bùi tai.

Cay đắng: Nó đã nhận ra nỗi cay đắng khi mất đi người thân yêu nhất.

Cách trình bày 5

- Chua: Một Chị ta là một người đanh chua.

- Ngọt: Cô giáo có chất giọng rất ngọt ngào, học sinh rất thích.

- Bùi: Nghe anh ấy nói tôi cảm thấy bùi tai.

- Cay đắng: Cuộc hôn nhân của nó gặp nhiều bi kịch. Nó cay đắng thừa nhận điều đó với tôi.

-/-

Bài 3 trang 75 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(389) 1296 04/08/2022