Bài 5 trang 67 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 67 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố
(381) 1269 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 67 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Thay thế thành ngữ trong những câu sau bằng các từ ngữ thông thường, tương đương về nghĩa. Nhận xét về sự khác biệt và hiệu quả của mỗi cách diễn đạt.

a) Này các cậu, đừng có mà ma cũ bắt nạt ma mới. Cậu ấy vừa mới chân ướt chân ráo đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ.

b) Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường…

Trả lời bài 5 trang 67 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 5 trang 67 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

a)

– Ma cũ bắt nạt ma mới: người cũ cậy quen biết nhiều mà bắt nạt, dọa dẫm người mới đến.

– Chân ướt chân ráo: vừa mới đến, còn lạ lẫm.

Thay thế: Này các cậu, đừng có mà bắt nạt người mới đến. Cậu ấy vừa mới đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ.

b) Cưỡi ngựa xem hoa: làm qua loa, đại khái, không có sự tìm hiểu kĩ càng.

Thay thế: Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu qua loa mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những người chiến sĩ bình thường.

Nếu thay các thành ngữ bằng từ ngữ thông thường thì chỉ đảm bảo được phần nghĩa cơ bản mà không đảm bảo được phần sắc thái biểu cảm. Hơn nữa, câu nói cũng mất đi tính hình tượng và sự diễn đạt lại có thể dài dòng.

Cách trình bày 2

a, Có thể thay thế bằng từ bắt nạt người mới.

b, Có thể thay thế bằng cụm từ: qua loa.

⇒ Nếu thay thế bằng những từ ngữ tương đương thông thường thì mới chỉ đảm bảo được phần nghĩa cơ bản mà không đảm bảo được hình tượng, sắc thái biểu cảm.

Cách trình bày 3

a) Trong câu: "Này các cậu đừng có mà ma cũ bắt nạt ma mới. Cậu ấy vừa mới chân ướt chân ráo đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ", có hai thành ngữ:

- Ma cũ bắí nạt ma mới: Người cũ cậy quen biết nhiều mà lên mặt, bắt nạt, doạ dẫm người mới đến. Có thể thay bằng cụm từ: bắt nạt người mới.

- Chân ướt chân ráo: Vừa mới đến, còn lạ lẫm. Có thể thay bằng chính những từ vừa giải thích.

b) Trong câu: "Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường..." có thành ngữ Cưỡi ngựa xem hoa. Thành ngữ này chỉ việc làm qua loa, không đi sâu tìm hiểu kĩ càng, thấu đáo. Có thể thay bằng cụm từ: Qua loa.

=> Nhìn chung nếu thay các thành ngữ bằng những từ ngữ tương đương thông thường thì chỉ mới có thể đảm bảo được phần nghĩa cơ bản mà không thể đảm bảo được phần sắc thái biểu cảm. Hơn thế, câu nói cũng mất đi tính hình tượng và sự diễn đạt lại có thể phải dài dòng.

Cách trình bày 4

a. Này các cậu, đừng có cho mình là người cũ mà bắt nạt người mới tới. Cậu ấy vừa mới đến, còn lạ lẫm, mình phải tìm cách giúp đỡ chữ.

b. Họ không đi tham quan, không đi thực tế theo kiểu đại khái, qua loa mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường.

Cách trình bày 5

a)
- Ma cũ bắt nạt ma mới: Người cũ cậy quen biết nhiều người mà lên mặt, dọa dẫm, bắt nạt người mới đến. Có thể thay bằng: bắt nạt người mới.

- Chân ướt chân ráo: vừa mới đến, còn lạ lẫm.

=> Thay thế: Này các cậu, đừng có cho mình là người cũ mà bắt nạt người mới tới. Cậu ấy vừa mới đến, còn lạ lẫm, mình phải tìm cách giúp đỡ chữ.

b)

- Cưỡi ngựa xem hoa: Làm việc qua loa, không tìm hiểu thấu đáo giống như người cưỡi ngựa đi nhanh, không thể thưởng thức được vẻ đẹp của hoa.

=> Thay thế: Họ không đi tham quan, không đi thực tế một cách qua loa mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường.

* Nhận xét: Khi thay các thành ngữ bằng cách diễn đạt thông thường, có thể thấy. Nghĩa cơ bản không thay đổi, nhưng câu văn đã mất đi tính hình tượng, mất sắc thái biểu cảm và phải diễn đạt dài dòng, không hàm súc.

-/-

Bài 5 trang 67 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(381) 1269 04/08/2022