Bài 1 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 81 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thao tác lập luận so sánh
(370) 1233 04/08/2022

HocOn247 hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 81 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Thao tác lập luận so sánh chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xung nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Nguyễn Trãi, Đại cáo bình Ngô)

Trong đoạn trích, tác giả đã so sánh “Bắc” với “Nam” về những mặt nào?

Trả lời bài 1 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Thao tác lập luận so sánh tối ưu nhất, HocOn247 tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 81 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Trong đoạn trích (SGK, tr.81), tác giả so sánh “Bắc” và “Nam”:

– Giống: tác giả đã khẳng định nước Đại Việt ta (ở phía Nam) có tất cả những điều mà nước Đại Minh (phía Bắc) có như văn hóa, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, hào kiệt…

– Khác:

+ Văn hóa: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

+ Lãnh thổ: Núi sông bờ cõi đã chia.

+ Phong tục: Phong tục Bắc Nam cũng khác.

+ Chính quyền riêng ( Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời gây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương).

+ Hào kiệt: Song hào kiệt đời nào cũng có.

Cách trình bày 2

Tác giả so sánh phương Bắc với phương Nam trên các phương diện:

– Văn hóa (vốn xưng nền văn hiến đã lâu)

– Chủ quyền lãnh thổ (sông núi bờ cõi đã chia)

– Phong tục

– Các triều đại trị vì

– Anh hùng, hào kiệt

Cách trình bày 3

Trong đoạn trích tác giả đã so sánh Bắc với Nam về những mặt sau:

- Giống nhau: văn hóa, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, hào kiệt.

- Khác nhau:

+ Văn hóa: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

+ Lãnh thổ: Núi sông bờ cõi đã chia

+ Phong tục: Phong tục Bắc Nam cũng khác

+ Chính quyền riêng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

+ Hào kiệt: Song hào kiệt đời nào cũng có

Cách trình bày 4

Giống nhau: Qua đoạn trích trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã khẳng định nước Đại Việt ta có tất cả những điều mà nước Đại Minh có như văn hóa, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, hào kiệt… Đó là những điểm tương đồng giữa hai nước, đồng thời Nguyễn Trãi cũng nhấn mạnh sự khác biệt giữa nước ta và Trung Hoa trên các mặt:

Khác nhau:

Văn hóa: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Lãnh thổ: Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục: Phong tục Bắc Nam cũng khác

Chính quyền riêng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Hào kiệt: Song hào kiệt đời nào cũng có.

Cách trình bày 5

- Nguyễn Trãi đã so sánh Bắc Nam trên các mặt

+ Văn hiến (văn hoá và người tài giỏi)

+ Về  cương vực lãnh thổ + Phong tục tập quán của mỗi nước

+ Anh hùng hào kiệt các triều đại. Nguyên chẳng thua kém gì.

-/-

Bài 1 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thao tác lập luận so sánh trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.


(370) 1233 04/08/2022