Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)
1. Các kiến thức cần nhớ
d. Lập phương của một tổng
(A+B)3 =A3+3A2B+3AB2+B3
Ví dụ: (x+2)3=x3+3x2.2+3x.22+23 =x3+6x2+12x+8
e. Lập phương của một hiệu
(A−B)3 =A3−3A2B+3AB2−B3
Ví dụ: (x−2)3=x3−3x2.2+3x.22−23 =x3−6x2+12x−8
f. Tổng hai lập phương
A3+B3=(A+B)(A2−AB+B2)
Ví dụ: x3+8=x3+23=(x+2)(x2−2x+4)
g. Hiệu hai lập phương
A3−B3=(A−B)(A2+AB+B2)
Ví dụ: x3−8=x3−23=(x−2)(x2+2x+4)
2. Các dạng toán thường gặp
Dạng 1: Rút gọn biểu thức
Phương pháp:
Sử dụng hằng đẳng thức và phép nhân các đa thức để khai triển và rút gọn biểu thức
Dạng 2: Tìm x
Phương pháp:
Dùng các hằng đẳng thức và phép nhân các đa thức để biến đổi về dạng tìm x thường gặp.
Dạng 3: Tính giá trị biểu thức tại x=x0 hoặc tính giá trị của biểu thức thỏa mãn điều kiện cho trước
Phương pháp:
Dùng hằng đẳng thức và phép nhân đa thức để biến đổi biểu thức cho trước
Thay x=x0 vào biểu thức rồi tính giá trị của nó hoặc sử dụng điều kiện của giả thiết.