Những hằng đẳng thức đáng nhớ
1. Các kiến thức cần nhớ
a. Bình phương của một tổng
(A+B)2 =A2+2AB+B2 với A,B là các biểu thức tùy ý.
Ví dụ: (x+2)2 =x2+2.x.2+22 =x2+4x+4
b. Bình phương của một hiệu
(A−B)2 =A2−2AB+B2 với A,B là các biểu thức tùy ý.
Ví dụ:
(2x−1)2=(2x)2−2.2x.1+12 =4x2−4x+1
c. Hiệu hai bình phương
A2−B2=(A−B)(A+B) với A,B là các biểu thức tùy ý.
Ví dụ: x2−4=x2−22=(x+2)(x−2)
2. Các dạng toán thường gặp
Dạng 1: Rút gọn biểu thức
Phương pháp:
Sử dụng các hằng đẳng thức và phép nhân đa thức để biến đổi.
Dạng 2: Tìm x
Phương pháp:
Sử dụng các hằng đẳng thức và phép nhân đa thức để biến đổi để đưa về dạng tìm x thường gặp
Dạng 3: Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức
Phương pháp:
Sử dụng hẳng đẳng thức để đánh giá các biểu thức đã cho
Chú ý:
(A+B)2+m≥m; m−(A+B)2≤m với mọi A,B . Dấu “=” xảy ra khi A=−B
(A−B)2+m≥m; m−(A−B)2≤m với mọi A,B . Dấu “=” xảy ra khi A=B
Dạng 4: So sánh hai số
Phương pháp:
Sử dụng các hằng đẳng thức để biến đổi và so sánh.
Thông thường ta sử dụng (A−B)(A+B)=A2−B2 để biến đổi.