Tìm phần trung tâm của cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 133 SGK Ngữ văn 9 tập 2, soạn bài Tổng kết về ngữ pháp ngữ văn 9: Tìm phần trung tâm của cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm
(373) 1242 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 133 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập Hai phần trả lời câu hỏi Cụm từ, soạn bài Tổng kết về ngữ pháp chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Tìm phần trung tâm của cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó.

a) Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.

(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị)

b) Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

c) Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

Trả lời bài 3 trang 133 SGK Ngữ văn 9 tập 2

- Phần trung tâm của cụm từ in đậm

a, Việt Nam, bình dị, Việt Nam, phương Đông, mới, hiện đại là phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Dấu hiệu là từ rất.

Các từ như phương Đông, Việt Nam là danh từ riêng được chuyển loại thành tính từ

b, Êm ả có thể thêm rất vào phía trước

c, Phức tạp, phong phú, sâu sắc

, có thể thêm từ rất vào phía trước

- Dấu hiệu nhận biết các cụm từ này là cụm tính từ: rất (a), có thể thêm rất vào trước phần trung tâm (b, c)

-------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 3 trang 133 SGK ngữ văn 9 tập 2 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Tổng kết về ngữ pháp trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp.


(373) 1242 04/08/2022