Bài 2 trang 71 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 71 SGK Ngữ văn 9 tập Hai phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Sang thu chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu.
Gợi ý: qua hương vị, qua sự vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm. Chú ý các từ ngữ phả vào, chùng chình, dềnh dàng...
Trả lời bài 2 trang 71 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Câu trả lời tham khảo
Trả lời chi tiết
- Mùa thu đã được nhà thơ cảm nhận bằng tất cả các giác quan với sự rung động thật tinh tế:
- Mùi hương ổi chín phả vào không gian: “Bỗng nhận ra hương ổi, Phả vào trong gió se".
- Sương đầu thu chuyển động chầm chậm nhẹ nhàng: “Sương chùng chình qua ngõ, Hình như thu đã về”
- Dòng sông như bức tranh thiên nhiên: nước trôi chầm chậm gợi lên vẻ êm dịu.
- Những cánh chim bay vội vã trong hoàng hôn như để đối phó với một thời tiết mới khắc nghiệt hơn mùa hạ: “chim bắt đầu vội vã”.
- Cảm giác ngẫu hứng miêu tả thật độc đáo để nhấn mạnh thời tiết lúc giao mùa: “có đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu”
Có thể bạn quan tâm: Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế qua bài thơ Sang thu
Trả lời ngắn gọn
Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu:
- Hương vị: mùi ổi chín – trái cây mùa thu.
- Cảm nhận bằng xúc giác: gió se, sương, thời tiết se se lạnh của mùa thu.
Hình ảnh vạn vật đang chuyển mình: sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” (hình ảnh nhân hóa).
Tham khảo thêm cách trình bày khác
Sự biến chuyển trong không gian lúc sang thu được nhà thơ Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế.
- Bất chợt nghe mùi thơm của ổi đang vào độ chín phả vào ngọn gió nhẹ, khô và hơi lạnh.
- Nơi đường thôn ngõ xóm, sương giăng mắc nhẹ nhàng chuyển động chầm chậm.
- Dòng sông thanh thản trôi êm dịu và những cánh chim bắt đầu vội vã như chuẩn bị cho chuyến thiên di tránh rét.
- “Đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu” thể hiện thật sinh động cảm giác giao mùa.
- Nắng vẩn còn nhiều nhưng đã vơi dần những cơn mưa.
Sự tinh tế của tác giả thể hiện trong những từ ngừ đầy gợi cảm: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình.
---------------
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 71 SGK Ngữ văn 9 tập 2 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Sang thu trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.