Phương pháp giải bài tập về phương trình sóng cơ tại một điểm trong trường giao thoa
1. DẠNG 1: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG TRÌNH SÓNG CƠ TẠI MỘT ĐIỂM TRONG TRƯỜNG GIAO THOA:
Giao thoa của hai sóng phát ra từ hai nguồn sóng kết hợp S1, S2 cách nhau một khoảng l:
+ Phương trình sóng tại 2 nguồn : (Điểm M cách hai nguồn lần lượt d1, d2)
u1=Acos(2πft+φ1) và u2=Acos(2πft+φ2)
+Phương trình sóng tại M do hai sóng từ hai nguồn truyền tới:
u1M=Acos(2πft−2πd1λ+φ1) và u2M=Acos(2πft−2πd2λ+φ2)
+Phương trình giao thoa sóng tại M: uM=u1M+u2M
uM=2Acos(πd1−d2λ+Δφ2)cos(2πft−πd1+d2λ+φ1+φ22)
+Biên độ dao động tại M: AM=2A|cos(πd1−d2λ+Δφ2)| với Δφ=φ2−φ1
2. XÁC ĐỊNH BIÊN ĐỘ, LY ĐỘ TẠI MỘT ĐIỂM TRONG MIỀN GIAO THOA CỦA SÓNG CƠ.
Phương trình sóng tại 2 nguồn: (Điểm M cách hai nguồn lần lượt d1, d2)
u1=A1cos(2πft+φ1) và u2=A2cos(2πft+φ2)
Phương trình sóng tại M do hai sóng từ hai nguồn truyền tới:
u1M=A1cos(2πft−2πd1λ+φ1) và u2M=A2cos(2πft−2πd2λ+φ2)
- Nếu 2 nguồn cùng pha thì:
u1M=2A2cos(2πft−2πd1λ) và u2M=A2cos(2πft−2πd2λ)
Phương trình giao tổng hợp sóng tại M: uM=u1M+u2M
Thế các số liệu từ đề cho để tính kết quả( giống như tổng hợp dao động nhờ số phức)
- Nếu 2 nguồn cùng biên độ thì:
+ Phương trình sóng tại 2 nguồn :
u1=Acos(2πft+φ1) và u2=Acos(2πft+φ2)
+ Phương trình sóng tại M do hai sóng từ hai nguồn truyền tới:
u1M=Acos(2πft−2πd1λ+φ1) và u2M=Acos(2πft−2πd2λ+φ2)
+ Phương trình giao thoa sóng tại M: uM=u1M+u2M
uM=2Acos(πd1−d2λ+Δφ2)cos(2πft−πd1+d2λ+φ1+φ22)
+ Biên độ dao động tại M: AM=2A|cos(πd1−d2λ+Δφ2)| với Δφ=φ2−φ1
* TH1: Hai nguồn A, B dao động cùng pha
- Từ phương trình giao thoa sóng: uM=2A.cos(π(d2−d1λ).cos(ω.t−π(d1+d2)λ)
- Ta nhận thấy biên độ giao động tổng hợp là: AM=2A.|cos(π(d2−d1)λ|
- Biên độ đạt giá trị cực đại AM=2A⇔cosπ(d2−d1)λ=±1⇔d2−d1=kλ
- Biên độ đạt giá trị cực tiểu AM=0⇔cosπ(d2−d1)λ=0⇔d2−d1=(2k+1)λ2

Nếu O là trung điểm của đoạn AB thì tại 0 hoặc các điểm nằm trên đường trung trực của đoạn A,B sẽ dao động với biên độ cực đại và bằng: AM=2A(vì lúc này d1=d2)
* TH2: Hai nguồn A, B dao động ngược pha
Ta nhận thấy biên độ giao động tổng hợp là: AM=2A.|cos(π(d2−d1)λ±π2|

Nếu O là trung điểm của đoạn AB thì tại 0 hoặc các điểm nằm trên đường trung trực của đoạn A,B sẽ dao động với biên độ cực tiểu và bằng: AM=0 (vì lúc này d1=d2)
* TH3: Hai nguồn A, B dao động vuông pha
Ta nhận thấy biên độ giao động tổng hợp là: AM=2A.|cos(π(d2−d1)λ±π4|

Nếu O là trung điểm của đoạn AB thì tại 0 hoặc các điểm nằm trên đường trung trực của đoạn A,B sẽ dao động với biên độ : AM=A√2 (vì lúc này d1=d2)