Phương pháp giải bài tập năng lượng, vận tốc - lực của con lắc đơn
Phương pháp giải bài tập năng lượng, vận tốc, lực của con lắc đơn MÔN LÝ Lớp 12 với nhiều phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
I. Bảng so sánh con lắc lò xo và con lắc đơn

II. Phương pháp giải bài tập năng lượng, vận tốc - Lực của con lắc đơn
1. DẠNG 1: TÍNH VẬN TỐC VẬT Ở LI ĐỘ GÓC α BẤT KÌ
Phương pháp
vα=±√2gl(cosα−cosα0)
Đặc biệt:
- Nếu α0≤100 thì có thể tính gần đúng: vα=±√gl(α02−α2)
- Khi vật qua vị trí cân bằng: vVTCB=vmax=√2gl(1−cosα0)
Khi α0≤100 thì vmax=α0√gl=ωS0
2. DẠNG 2: TÍNH LỰC CĂNG DÂY Ở LI ĐỘ GÓC α BẤT KÌ
Phương pháp
T=mg(3cosα−2cosα0)
- Vị trí đặc biệt:
- Khi qua vị trí cân bằng: α=0→cosα=1→Tmax=mg(3−2cosα0)
- Khi đến vị trí biên: α=±α0→cosα=cosα0→Tmin=mg(cosα0)
- Khi α0≤100: ta có thể viết:
T=mg(1−1,5α2+α02)→Tmax=mg(1+α02),Tmin=mg(1−0,5α02)
3. DẠNG 3: XÁC ĐỊNH CƠ NĂNG, THẾ NĂNG, ĐỘNG NĂNG
Phương pháp:
- Xác định cơ năng: W=Wd+Wt=12mv2+Wt=mgl(1−cosα)=h/s=Wtmax=Wdmax
- Xác định thế năng, động năng:
- Thế năng: Wt=mgz=mgl(1−cosα)=W−Wd
(Chọn mốc thế năng khi vật ở vị trí cân bằng)
- Động năng: Wd=12mv2=W−Wt
- Khi α0≤100: W=Wd+Wt=12mω2S02=12mglS02=12mgl(lα0)2=12mglα02=12mω2l2α02
- Tỉ số giữa động năng và thế năng: Wd=nWt:{s=±s0√n+1α=±α0√n+1