Phương pháp giải bài tập về pha dao động tại một điểm trong trường giao thoa
1. DẠNG 1: XÁC ĐỊNH TẠI VỊ TRÍ ĐIỂM M DAO ĐỘNG CÙNG PHA HOẶC NGƯỢC PHA VỚI NGUỒN.
Phương pháp
Xét hai nguồn cùng pha:
Cách 1: Dùng phương trình sóng.
Gọi M là điểm dao động ngược pha với nguồn
Phương trình sóng tổng hợp tại M là: uM=2acos(πd2−d1λ)cos(20πt−πd2+d1λ)
- Nếu M dao động cùng pha với S1, S2 thì: πd2+d1λ=2kπ
Suy ra: d2+d1=2kλ .Với d1=d2 ta có: d2=d1=kλ
Gọi x là khoảng cách từ M đến AB: d1=d2=√x2+(S1S22)2=kλ
=> Rồi suy ra x
- Nếu M dao động ngược pha với S1, S2 thì: πd2+d1λ=(2k+1)π
Suy ra: d2+d1=(2k+1)λ . Với d1=d2ta có: d2=d1=(2k+1)λ2
Gọi x là khoảng cách từ M đến AB: d1=d2=√x2+(S1S22)2=(2k+1)λ2
=> Rồi suy ra x
Cách 2: Giải nhanh:
Ta có: k=(S1S22λ) (lấy phần nguyên)
- Tìm điểm cùng pha gần nhất: k + 1
- Tìm điểm ngược pha gần nhất: k + 0.5
- Tìm điểm cùng pha thứ n: k + n
- Tìm điểm ngược pha thứ n : k + n - 0.5
Sau đó, ta tính:kλ=d.
Khoảng cách cần tìm: x=OM=√d2−(S1S22)2
2. DẠNG 2: XÁC ĐỊNH SỐ ĐIỂM DAO ĐỘNG CÙNG PHA, NGƯỢC PHA VỚI NGUỒN TRÊN 1 ĐOẠN THẲNG.
Phương pháp
Cách 1: Phương trình sóng tại 2 nguồn cùng biên độ A:(Điểm M cách hai nguồn lần lượt d1, d2)
u1=Acos(2πft+φ1) và u2=Acos(2πft+φ2)
+Phương trình sóng tại M do hai sóng từ hai nguồn truyền tới:
u1M=Acos(2πft−2πd1λ+φ1) và u2M=Acos(2πft−2πd2λ+φ2)
+Phương trình giao thoa sóng tại M: uM=u1M+u2M
uM=2Acos(πd1−d2λ+Δφ2)cos(2πft−πd1+d2λ+φ1+φ22)
Pha ban đầu sóng tại M : φM=−πd1+d2λ+φ1+φ22
Pha ban đầu sóng tại nguồn S1 hay S2 : φS1=φ1 hay φS2=φ2
Độ lệch pha giữa 2 điểm M và nguồn S1 (hay S2 )
Δφ=φS1−φM=φ1+πd1+d2λ
Δφ=φS2−φM=φ2+πd1+d2λ
Để điểm M dao động cùng pha với nguồn 1:Δφ=k2π=φ1+πd1+d2λ
=> d1+d2=2kλ−φ1λπ
Để điểm M dao động ngược pha với nguồn 1:Δφ=(2k+1)π=φ1+πd1+d2λ
=>d1+d2=(2k+1)λ−φ1λπ
Tập hợp những điểm dao động cùng pha với 2 nguồn là họ đường Ellip nhận S1 và S2 làm 2 tiêu điểm.
Tập hợp những điểm dao động ngược pha với 2 nguồn là họ đường Ellip nhận S1 và S2 làm 2 tiêu điểm xen kẻ với họ đường Ellip trên
Cách 2: Phương pháp nhanh :
Xác định số điểm cùng pha, ngược pha với nguồn S1S2 giữa 2 điểm MN trên đường trung trực
Ta có: k=(S1S22λ)
dM=√OM2+(S1S22)2 ; dN=√ON2+(S1S22)2
- Cùng pha khi: kM=dMλ ; kN=dNλ
- Ngược pha khi: kM+0,5=dMλ ; kN+0,5=dNλ
Từ k và kM => số điểm trên OM
Từ k và kN => số điểm trên ON
=> số điểm trên MN ( cùng phía thì trừ, khác phía thì cộng)